VIDEO CLIPS
Video
BẢO VỆ RỪNG BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM - GIÁ TRỊ CỦA RỪNG ĐƯỢC THAY ĐỔI TRONG NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP 2024
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 614 | Tất cả: 163.562
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN UNDP | TIN TỨC, SỰ KIỆN CỦA DỰ ÁN Bản in
 
GIÁ TRỊ CỦA CÂY KHOAI MÔN VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHOAI MÔN TRÊN ĐẤT DỐC
Tin đăng ngày: 10/09/2024 - Xem: 105
 

          Khoai môn còn được gọi là Khoai sọ đồi hay là khoai sọ núi, đây là cây lương thực - thực phẩm có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập ổn định và cao hơn so với trồng lúa nương. Trên thị trường hiện nay, giá bán Khoai môn dao động từ 15.000 đến 25.000 đồng/ kg, củ giống có giá từ 20.000 – 30.000 đồng/kg củ.

Upload

1. Đặc điểm, phân loại và giá trị của Cây Khoai môn

1.1. Đặc điểm cây Khoai môn

          Khoai môn là một loại cây thân thảo, có tán lá dài và củ ở mặt dưới đất, thuộc loài Colocasia esculenta, họ Ráy. Cây có thể cao từ 60-100cm, tùy thuộc vào từng giống khoai môn và điều kiện môi trường, cách chăm sóc khác nhau. Lá môn có hình trái xoan, nhọn và có rìa gợn sóng, màu lá thường là màu xanh đậm.

          Củ Khoai môn là phần quan trọng và được sử dụng trong nhiều món ăn của người Việt. Chúng có hình dáng tròn, dẹt hoặc mọc dạng thuôn dài tùy thuộc vào giống cây. Có nhiều giống củ môn có màu sắc và kích thước khác nhau, từ màu trắng, tía, cho đến màu tím.

          Cây Khoai môn thuộc loài Colocasia esculenta, họ Ráy. Chúng sinh trưởng nhanh chóng và thích ứng tốt với nhiều loại đất và khí hậu, vì thế chúng phân bỗ rất phổ biến trên toàn thế giới và được trồng ở nhiều quốc gia. Cây Khoai môn phát triển tốt nhất ở khí hậu mát mẻ, nhiệt độ tốt nhất để cây phát triển là từ 15-20 độ. Vùng đất có độ pH từ 5,0-6,5 là thích hợp nhất để cây phát triển.

1.2. Phân loại giống cây Khoai môn

          Là một loại cây nông nghiệp có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây Khoai môn có nhiều loại khác nhau, được chia thành các nhóm dựa trên cách trồng, màu sắc và hình dạng của củ. Tại Việt Nam có nhiều giống như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... Trong đó phổ biến hơn cả là Khoai môn trắng, Khoai môn tím và Khoai môn sáp vàng.

          Khoai môn trắng: Giống môn trắng có phần củ màu trắng là chủ yếu, hình dạng tròn và kích thước nhỏ, trong củ thường có nhiều tinh bột và chất nhớt hơn, được sử dụng làm thức ăn chính hoặc thành phần chính trong các món ăn canh.

          Khoai môn tím: Giống môn tím có phần củ màu tím nhạt, hình dạng và kích thước lớn hơn so với môn trắng. Nhờ màu sắc nổi bật phù hợp với các món cần màu sắc trong ẩm thực, do đó chúng có thể sử dụng làm thành nhiều món ngon khác nhau như canh, bánh, món nướng,...

          Khoai môn Sáp vàng: Mội loại khác được ưa thích trên thị trường bởi chúng có chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, giàu tinh bột và vitamin, giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng… Mùi thơm, vị ngon ngọt, béo ngậy, lớp tinh bột bên trong có màu vàng ươm, dẻo quánh như sáp của những củ khoai môn sáp.

Upload

          Tại khu vực miền Bắc và Bắc trung Bộ nước ta, do đặc tính khí hậu và điều kiện tự nhiên nên cây Khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du. Ở những vùng đồng bằng đất thấp và thường bị ngập nước sẽ không thích hợp trồng giống cây này vì ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng của nông sản. Ngoài ra khu vực trung du miền núi còn có khí hậu mát mẻ, se lạnh rất phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây môn, nhờ đó mà năng suất và sản lượng được nâng cao hơn rất nhiều.

1.3. Giá trị dinh dưỡng củ Khoai môn

          Theo nhiều nghiên cứu, hoai môn có một nguồn dinh dưỡng phong phú và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dinh dưỡng chủ yếu trong củ bao gồm:

          - Carbohydrates và tinh bột: Củ môn chứa một lượng lớn carbohydrate, đóng vai trò là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Ngoài ra hàm lượng tinh bột có trong khoai môn cũng giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của con người.

          - Vitamin và khoáng chất: Khoai môn là nguồn giàu vitamin C, vitamin B6, kali, magiê và mangan. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, vitamin B6 có vai trò trong chức năng não bộ, kali và magie cần thiết cho sức khỏe tim mạch và cơ bắp, mangan tham gia vào quá trình trao đổi chất.

          - Chất chống oxy hóa: Củ môn chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin, các flavonoid và các hợp chất fenol, giúp ngăn chặn sự phá hủy của gốc tự do trong cơ thể. Nhờ đó nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên.

1. 4. Tác dụng của cây Khoai môn

          Cây Khoai môn còn có nhiều tác dụng khác nhau, được sử dụng trong các món ăn cũng như cung cấp nguồn dưỡng chất tốt cho cơ thể. Trong đó có một số công dụng nổi bật nhất là:

          - Cung cấp dưỡng chất: Trong thành phần củ môn có chứa tinh bột, vitamin, và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin B6, kali, mangan và chất xơ. Ngoài ra chúng còn chứa một số axit amin và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa và chống vi khuẩn.

          - Chế biến món ăn: Củ Khoai môn có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như súp, kho và nấu canh. Thậm chí cũng có thể được chế biến thành bột để làm bánh mì, bánh ngọt, bánh Khoai môn, chè Khoai môn hay xôi Khoai môn vô cùng hấp dẫn.

          - Làm thực phẩm cho gia súc: Phần thân cây và các phụ phẩm chế biến từ cây Khoai môn có thể được sử dụng làm thực phẩm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, hỗ trợ chăn nuôi cho bà con.

          - Tác dụng tốt với sức khỏe: Nhờ thành phần dinh dưỡng của mình, Khoai môn giúp cung cấp năng lượng, cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Đặc biệt phù hợp với những người bệnh tiểu đường, tim mạch hay các bệnh lý khác liên quan đến tiêu hóa.

2. Kỹ thuật trồng cây Khoai môn

2.1. Thời vụ, mật độ trồng:

          - Về thời vụ: Khoai môn chỉ gieo trồng 1 vụ trong năm, thời vụ gieo trồng tốt nhất trong tháng 7 – 9 hoặc cuối tháng 3 và đầu tháng 4 khi bắt đầu có mưa đất đủ độ ẩm, thu hoạch vào mùa đông, trung tuần tháng 10 đến cuối tháng 11 dương lịch hoặc tháng 1 -2 năm sau, tùy thuộc vùng tiểu khí hậu ở miền núi Nghệ An.

          - Về mật độ: mật độ trồng hợp lý giúp cho quần thể ruộng khoai, nương khoai sinh trưởng tốt, cho năng suất cao tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai từng nơi, có thể trồng theo khoảng cách, mật độ như sau: hàng cách hàng 70cm; cây cách cây 65 cm ( mật độ khoảng 22.000 cây/ha).

Upload

2.2. Giống cây:

          Cây giống Khoai môn thường được dùng từ những cây con tách từ các gốc cây mẹ hoặc cụm cây trưởng thành hoặc ươm cây con từ củ giống. Chọn củ giống Khoai môn phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của vùng trồng.

          Khoai môn được trồng từ củ giống, nên chọn củ khỏe mạnh, có mầm non, không bị sâu bệnh, thối hoặc dập. Những củ được chọn làm giống phải là củ cấp 1, cấp 2, đường kính củ giống khoảng 3 – 4cm với khối lượng mỗi củ từ 20 – 30 gram, còn nguyên lớp vỏ ngoài và có nhiều lông.

          - Chọn lọc củ chất lượng: để đảm bảo chất lượng củ giống được đồng đều, trước khi đem củ giống đi ươm nên tiến hành bỏ củ giống vào chậu nước, nếu thấy củ giống chìm xuống đáy chậu thì là củ giống đạt và nếu thấy củ giống nổi trên mặt nước thì nên tiến hành loại bỏ, không chọn làm giống.

          - Ngâm củ giống: cho củ giống vào chậu lớn có nước ngập xâm xấp, xử lý thuốc trừ nấm chứa Cuprous oxide + Dimethomorph  trong vòng 4 – 5 giờ, sau đó trải củ giống có lót bao nơi mát tránh bị mưa, rồi trùm bao lên ủ củ giống trong thời gian từ 1 – 3 ngày.

          - Chuẩn bị luống ươm củ giống: đất được làm tơi nhỏ, xử lý vôi trước khi ươm 1 tuần, luống ươm được lên líp thấp khoảng 10 cm, sau đó rải tro trấu đều trên mặt luống.

          - Ươm giống: Sau khi ủ củ giống trong thời gian 1- 3 ngày thì tiến hành xếp củ giống trải đều lên trên mặt luống, sau đó phủ một lớp tro trấu rồi phủ lên trên cùng một lớp rơm mỏng. Ươm củ giống được làm ở nơi ít ánh sáng để củ giống thuận tiện mọc mầm. Suốt thời gian ủ cần tưới nước giữ ẩm, 2 – 3 ngày tưới một lần, chú ý không tưới nhiều nước gây ẩm ướt sẽ khiến mục khoai bị thối, nhưng nếu quá khô sẽ khiến mục khoai lâu mọc mầm.

          Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra nếu củ khoai nào bị thối thì phải mang ra khỏi vườn ươm và xử lý. Lưu ý trong giai đoạn ủ mục giống thường dễ bị thối nên phun thuốc có chứa hoạt chất Validamycin hay Tricyclazole + Kasumin để ngăn ngừa nấm bệnh.

          - Nhổ đem trồng: Sau 12 – 15 ngày thấy củ giống phát triển cây con lên cao khoảng 10 cm thì lấy ra trồng ngoài ruộng đã chuẩn bị líp sẵn, củ có mầm dài trồng trước và củ có mầm ngắn trồng sau để dễ chăm sóc.

Upload

  Cây giống và củ giống Khoai môn được tách từ các bụi cây mẹ khi thu hoạch

 2.3. Làm đất:

          Nên chọn đất tơi xốp, dễ thoát nước, lên luống rộng 1,5 - 2,0 m trồng 2 hàng trên luống đối với đất ruộng; đối với đất nương đồi, tùy vào độ dốc để bố trí mật độ và kỹ thuật làm đất cho phù hợp; đất được cày bừa kỹ hoặc có thể làm đất tối thiểu tùy vào điều kiện, nhặt sạch cỏ dại; đào hố với kích thước 25 x 25 x 25cm.

2.4. Lượng phân bón, cách bón: 

          - Phân bón hợp lý cho khoai sọ nương cần phải dựa vào đặc điểm các thời kỳ sinh trưởng, phát triển, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu và đặc điểm của từng loại phân bón. Đất xấu cần bón nhiều phân, thâm canh cần tăng lượng phân bón.

          - Lượng phân: tuỳ điều kiện cụ thể có thể bón 13 - 15 tấn phân chuồng hoai mục/ha; đạm Ure 280 - 300kg/ha; Supe lân 420- 450 kg/ha; Kali 280 - 300 kg/ha; Vôi bột 420 - 450kg/ha. 

          - Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân tập trung vào hố trồng; bón thúc lần 1 tiến hành khi cây được 3 lá, bón 1/2 lượng phân đạm và 1/3 lượng phân kali; bón thúc lần 2 sau lần thứ nhất 2 tháng khi củ bắt đầu hình thành và phát triển và bón 1/2 lượng phân đạm, 2/3 lượng phân kali còn lại; bón phân cách gốc khoảng 8 - 10 cm, không bón quá sâu hoặc quá xa gốc.

2.5. Trồng và chăm sóc:

          Trồng: phương pháp trồng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho củ giống mọc mầm đều, dạng củ ít bị biến dạng; trồng các củ con phải trồng sâu dưới mặt đất khoảng 5 - 7 cm, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân; trồng nông, củ cái mới sẽ phát triển lên trên bề mặt đất, củ ăn sẽ bị sượng; đặt củ sao cho mầm chính hướng lên trên để thúc đẩy quá trình nảy mầm được thuận lợi.

          Giữ ẩm: trồng xong cần phủ một lớp rơm rạ hay cỏ khô trên mặt luống trồng trên ruộng hoặc theo hàng khoai trồng trên nương là rất cần thiết để giữ ẩm cho củ giống mọc mầm nhanh, hạn chế cỏ dại, giúp cho cây sinh trưởng phát triển mạnh. 

          Vun gốc: sau khi trồng 2 - 3 tháng cây đã mọc khỏe, vun gốc cao 15 - 20cm, rộng 40 - 50 cm để rễ bất định mọc nhiều, tăng khả năng chống hạn cho cây, hạn chế mầm ngọn nảy sinh, tạo điều kiện cho cây mẹ phát triển.

Upload

2.6. Phòng trừ sâu bệnh hại: 

          Đề phòng một số loại bệnh; trong đó, có bệnh mốc sương thường phát sinh vào thời kỳ nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, bệnh nặng gây thành dịch; luân canh 3 - 4 năm cần thay đổi cây trồng khác; chọn củ giống kháng bệnh, tránh các vết thương cơ giới ở phần trên và phần dưới của cây; lúc bệnh mới phát sinh, phun thuốc Boocđo 1% hay Ridomil MZ 0,2%, Anvil 0,2%; dùng Dipterex 0,2 - 0,3% để phòng trừ các loại sâu hại lá.

2.7. Thu hoạch và bảo quản củ giống:

          Thu hoạch: khi lá chuyển sang màu vàng và khô dần là lúc củ đã già, hàm lượng tinh bột khá cao, hương vị củ thơm ngon có thể thu hoạch củ. Vụ thu hoạch chính vào trung tuần tháng 10 dương lịch. Nếu cần kéo dài thời gian cung cấp cho thị trường thì thu hoạch kéo dài đến cuối tháng 11 dương lịch hàng năm. 

          Bảo quản củ giống: củ làm giống phải để thật già mới thu hoạch; trước khi thu hoạch vài ngày, cần cắt lá và bẹ phía trên củ 2 - 3 cm, để vết cắt khô; thu hoạch củ lúc thời tiết khô ráo tránh củ bị thối trong thời gian cất giữ; củ giống thu về, để nơi thoáng mát, tốt nhất là xếp vào sàn được làm bằng tre, gỗ, chọn và loại bỏ các củ bị sây sát, nếu thấy củ thối phải nhặt riêng để tránh lây lan.   

Upload

          Năng suất bình quân 5-6 tấn/ha, nơi đất tốt đạt 12-13 tấn/ha. Thường được trồng ở các tỉnh miền núi, có tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn.

Dự án VNM/UNDP/2021/06

 

 
Dự án UNDP khác:
GIÁ TRỊ CỦA CÂY KHOAI MÔN VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHOAI MÔN TRÊN ĐẤT DỐC (10/09/2024)
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HƯƠNG BÀI TRÊN ĐẤT DỐC (28/08/2024)
GIẢO CỔ LAM – GIÁ TRỊ, KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG, TRỒNG (20/6/2024)
HOÀI SƠN – KỸ THUẬT TRỒNG VÀ NHÂN GIỐNG (19/4/2024)
CÂY BA KÍCH TÍM (Cây ruột gà tím) (17/3/2024)
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ GIEO MẦM XANH DƯỚI ĐẤT RỪNG! (20/1/2024)
“MỞ RỘNG DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG – CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỊ TRƯỜNG” (15/12/2023)
CÁT CÁNH (10/11/2023)
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06, NHỮNG MẦM XANH DƯỢC LIỆU VƯƠN LÊN TRÊN MẢNH ĐẤT YÊN HÒA, NGA MY GÓP PHẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI TÂY NGHỆ AN (26/8/2023)
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN” (25/8/2023)
Dự án “Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tăng thu nhập và bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An” (15/8/2023)
CHÚNG TÔI - PHỤ NỮ, Trao quyền cho cộng đồng từ vườn ươm đến thị trường Việt Nam (21/3/2023)
PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG (19/12/2022)
NGA MY THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG (30/11/2022)
PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN XÃ YÊN HÒA (20/9/2022)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358