Nghệ An là một tỉnh lớn, với trên 3 triệu dân mà 2/3 dân số sống ở nông thôn và miền núi, với 16.487km2 diện tích tự nhiên, trong đó có hơn 1 triệu ha rừng và đất rừng, trên 230 km đường bờ biển với các vùng ven bờ đặc sắc và một số hòn đảo lớn nhỏ, nơi đây tồn tại và phát triển nhiều loài sinh vật quí giá. Nghệ An còn là nơi chứa đựng nhiều nguồn khoáng sản quí, như Thiếc ở Quỳ Hợp, đá trắng Quỳ Hợp, Than đá ở Khe Bố, Vàng ở Quỳ Châu,... Nghệ An có VQG Pù Mát rộng lớn nhất miền Bắc nước ta với tính đa dạng sinh học cao; có 2 KBT TN Pù Hoạt và Pù Huống, trong đó hiện đang bảo tồn rất nhiều loài động thực vật quí hiếm mới được phát hiện như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Pù Hoạt (Muntiacus Puhoatensis), Voi (Elephas maximus). Miền Tây Nghệ An là nơi sống của rất nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Mú, Thổ, Êđu, Đanlai với các tri thức bản địa đặc sắc trong việc sử dụng tài nguyên sinh học của rừng để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và làm đồ gia dụng... Tuy nhiên, Nghệ An vẫn còn là một tỉnh nghèo, người dân Nghệ An thu nhập còn thấp, số dân sống nghèo và dưới nghèo còn nhiều (............). Việc khai thác tài nguyên rừng, tài nguyên biển và các loại khoáng sản ở Nghệ An còn tồn tại nhiều điều chưa hợp lý, vần còn hơn nửa triệu ha đất trống đồi núi trọc, đất đai đang bị nhiễm độc, bị thoái hoá nhanh, tài nguyên sinh học đang bị suy giảm, các tri thức truyền thống đang bị mai một dần,...
Các đặc điểm trên đã là nguyên nhân chính nẩy sinh nhiều vấn đề về môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển của tỉnh Nghệ An, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả thấp, chưa mang lại giá trị kinh tế cao, để lại nhiều vấn đề môi trường như thoái hoá đất, mất rừng, giảm đa dạng sinh học,... mà đời sống nhân dân vẫn còn nghèo. Trong khí đó, thành phố Vinh được xem là một trung tâm văn hoá, giáo dục và khoa học công nghệ của bắc trung bộ, nơi tập hợp nhiều giáo sư, phó GS, Tiễn sỹ, nhiều nhà khoa học của các trường Đại học, Cao đẳng,... trên địa bàn, đồng thời là nơi có lực lượng học sinh, sinh viên đông đảo... Họ có thể, mong muốn và sẵn sàng chung tay làm những việc có ích, góp phần cải thiện việc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững của Nghệ An, Việt Nam cũng như Thế Giới.
Năm 1994, Trung tâm Môi trường và tài nguyên sinh học đã được thành lập với mục đích góp phần sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh học. Đội ngũ ban đầu gồm các giảng viên, kỹ thuật viên, sinh viên của khoa Sinh học, ĐH Vinh.
Đến tháng 10/2001, sau khi Hội các ngành Sinh học Nghệ An lớn mạnh hơn, các thành viên tham gia hộ đa dạng hơn nhiều, Trung tâm được chuyển về trực thuộc Hội các ngành Sinh học Nghệ An nhằm mở rộng các hoạt động cũng như đối tượng tham gia.
Hội các ngành Sinh học tỉnh Nghệ An được thành lập bởi......... thành viên là các Cán bộ giảng dạy của ĐH Vinh và các trường Cao đẳng, ĐH, Trung học chuyên nghiệp trên thành phố, các giáo viên, cán bộ nông lâm nghiệp, các tư vấn viên của các tổ chức, dự án,... trên địa bàn tỉnh trong mọi ngành nghề liên quan đến sinh học, có nhiệt tình và tự nguyện tham gia để trao đổi thông tin, học thuật và thúc đẩy sự phát triển chung.
Hiện nay, Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học là tổ chức trực thuộc Hội các ngành Sinh học Nghệ An, là nơi tập hợp các thành viên ưu tú và nhiều kinh nghiệm của Hội các ngành Sinh học, nơi thực hiện các hoạt động về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng... thông qua việc triển khai các đề tài nghiên cứu, các đề án và dự án từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau nhằm mục đích khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Trung tâm đã hoạt động trong một thời gian dài với nhiều hoạt động hiệu quả, được nhân dân và các tổ chức kinh tế và xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các tổ chức phi chính phủ, các dự án có tài trợ nước ngoài,... tín nhiệm và đánh giá cao.