VIDEO CLIPS
Video
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 89 | Tất cả: 109,734
FANPAGE FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH TRỒNG CÂY THUỐC, VƯỜN ƯƠM NHÂN GIỐNG VÀ TÌM KIẾN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG DƯỢC LIỆU Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN”
Tin đăng ngày: 23/8/2020 - Xem: 1530
 

          Ngày 23 tháng 08 năm 2020, Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả các mô hình trồng cây thuốc, vườn ươm nhân giống và tìm kiến các giải pháp phát triển vùng dược liệu ở miền tây Nghệ An”, trong khuôn khổ Dự án sản xuất thử nghiệm “Xây dựng mô hình trồng Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Ba kích tím (Morinda officinalis) và Trà hoa vàng (Camelia quephongensis) ở các huyện Miền Tây Nghệ An”.

          Tham dự và chủ trì hội thảo có ông Hoàng Nghĩa Nhạc, Phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Nghệ An và Ông Nguyễn Thượng Hải, Giám đốc Trung tâm GDTX số 2 Nghệ An, Chủ nhiệm đề tài; Ông Nguyễn Quý Hiếu, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và công nghệ Nghệ An; Ông Nguyễn Đình Lâm, Phó phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và công nghệ Nghệ An; Ông Lương Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông; Ông Lô Khăm Kha, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương; Ông Đào Văn Hòa, Trưởng Khoa dược, Bệnh viện Y học cổ truyền; Ông Lô Văn Thanh, Chủ tịch xã Yên Hòa, Tương Dương; Ông Võ Công Anh Tuấn, Vườn quốc gia Pù Mát; ông Phùng Văn Hào, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Nghệ An; Ông Trần Anh Tuấn, Trạm Khuyến nông Cửa Lò; Bà Đào Thị Minh Châu, Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học, Thư ký đề tài và các đại biểu mời Trường Đại học Vinh, Trung tâm GDTX số 2 Nghệ An.

Upload

 

         Hình 1. Chủ trì hội thảo, ông Hoàng Nghĩa Nhạc, Phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Nghệ An

          Hội thảo đã được Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thượng Hải và Thư ký đề tài TS. Đào Thị Minh Châu báo cáo sơ lược các kết quả đạt được của Dự án Sản xuất thử nghiệm “Xây dựng mô hình trồng Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Ba kích (Morinda officinalis) và Trà hoa vàng (Camelia quephongensis) tại các huyện Miền Tây Nghệ An”; từ đó đề xuất các giải pháp phát huy kết qủa của các mô hình trồng cây dược liệu hiện có trên địa bàn Nghệ An cho việc phát triển vùng trồng dược.

Upload

Hình 2. Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thượng Hải báo cáo các kết quả chính của dự án.

          Kết quả cho thấy, dự án đã xây dựng được vườn nhân giống một số cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị dược liệu như Thiên niên kiện, Sa nhân tím, Ba kích và Trà hoa vàng, quy mô 300 m2trong đó khu nhà lưới 100 mvà khu ra ngôi và đảo cây 200 m2. Dự án đã tạo được 2.000 cây giống Thiên niên kiện, 1.500 cây giống Trà hoa vàng từ giâm hom; huấn luyện được 2.000 cây giống Ba kích tím và 2.000 cây giống Sa nhân tím từ cây giống nuôi cây mô. Đồng thời, dự án đã xây dựng được 01 Mô hình trồng Thiên niên kiện với quy mô 01 ha sau 2 năm trồng đạt 0,03 kg/bụi và 2,5 năm trồng đạt 0,05 kg/bụi; 01 Mô hình trồng Ba kích tím với quy mô 01ha sau 2 năm trồng đạt 0,15 kg/bụi và sau 2,5 năm trồng đạt 0,25 kg/bụi; 01 Mô hình trồng Sa nhân tím, quy mô 01ha và sau 2,5 năm trồng cây bắt đầu ra hoa; 01 Mô hình trồng Trà hoa vàng, quy mô 01ha và sau 2 năm trồng đường kính gốc D20 đạt từ 1,0 đến 2,5cm. Từ đó, dự án đã bổ sung, hoàn thiện quy trình nhân giống và trồng Thiên niên kiện, Sa nhân tím, Ba kích tím và Trà hoa vàng phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng Nghệ An.
 Upload

Hình 3. Mô hình trồng cây sa nhân, trà hoa vàng

          Ngoài ra, tham dự Hội thảo còn có các tham luận Phát triển các loài cây dược liệu quí, hiếm dưới tán rừng và sự tham gia của các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, do ông Võ Công Anh Tuấn trình bày; tham luận Giá trị và khả năng gây trồng phát triển hàng hóa của một số loài cây thuốc trong họ Gừng ở Khu dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An, do ông Đỗ Ngọc Đài trình bày, tham luận Khả năng trồng trọt và phát triển một số loài Sâm quí trở thành hàng hóa ở Khu dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An do ông Hồ Đình Quang trình bày; tham luận Xây dựng mô hình phát triển cây thuốc quí thành hàng hóa và sự tham gia của các doanh nghiệp do ông Hoàng Danh Trung trình bày.

Upload 

          Các tham luận tại Hội thảo đều đánh giá tỉnh Nghệ An, đặc biệt là Khu dự trữ Sinh quyển miền Tây Nghệ An là nơi tiềm năng lớn về cây dược liệu và sở hữu nhiều dược liệu quý hiếm, đặc dụng, có tiềm năng và cơ hội phát triển với gần 1.000 loài cây dược liệu có giá trị. Trong đó, có rất nhiều loài có giá trị cao như sâm Puxailaileng, Đẳng sâm, Tam thất, Bảy lá một hoa, Lan kim tuyến, Hà thủ ô đỏ… và nhiều cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ diệt chủng. Lợi thế là tỉnh có diện tích rộng, mang đặc trưng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, phía tây có vùng đất đỏ ba-dan Phủ Quỳ và có tiểu vùng khí hậu ôn đới (Mường Lống và Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn)… tạo ra sự đa dạng sinh học cao, giàu tiềm năng phát triển vùng dược liệu. Tuy nhiên, thời gian qua, vấn đề trồng và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong công tác quy hoạch, chính sách thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cây dược liệu.

Upload

         Tại Hội thảo, các nhà khoa học, quản lý, đại diện các doanh nghiệp đã tập trung thảo luận đánh giá thực trạng trồng và phát triển dược liệu, xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đồng thời, đề xuất các chính sách, xây dựng kế hoạch hành động và vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan khi tham gia xây dựng các vùng nguyên liệu dược ở Nghệ An. Từ đó, đề ra cách thức huy động sự tham gia và đầu tư của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cá nhân và hộ gia đình vào quá trình trồng và phát triển các vùng dược liệu. Xây dựng và khai thác, sử dụng hiệu quả các mô hình gây trồng cây dược liệu hiện có trên địa bàn Miền tây Nghệ An. Thảo luận về công tác quy hoạch các vùng trọng điểm bảo tồn, phát triển nguyên liệu cây dược liệu; công tác kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng với tỉnh xây dựng vùng nguyên liệu và đầu tư nhà máy chế biến dược phẩm; đề xuất các chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng trồng nguyên liệu tại Nghệ An.

Upload

         Kết luận Hội thảo, đồng chí Hoàng Nghĩa Nhạc khẳng định, dự án Xây dựng mô hình trồng cây dược liệu: Ba kích tím (Morinda offcinalis) Sa nhân tím (Amomum longgigulare), Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Trà hoa vàng (Cammelia quephongensis) tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các huyện được lựa chọn để xây dựng mô hình, đồng thời  phát huy và khai thác hết tiềm năng, lợi thế của Nghệ An, nhất là vùng miền Tây, gắn với công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững. Dự án nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, hạn chế nạn phá rừng làm rẫy do các loài dược liệu tồn tại và phát triển tốt dưới tán rừng. Đồng thời, huy động được các nhà khoa học, các doanh nghiệp cùng hỗ trợ nông dân tham gia cải tạo rừng, đem lại hiệu quả lâu dài và bên vững cho người dân. Ông Hoàng Nghĩa Nhạc cũng mong muốn các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan quan tâm phát triển cây dược liệu, tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn, công ty dược liệu xây dựng nhà máy và vùng nguyên liệu, đưa Nghệ An trở thành một trong những tỉnh có vùng nguyên liệu và sản xuất dược liệu lớn của cả nước.

Tin bài: HĐQ

 
Tin tức khác:
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG CÁC NHÀ HẢO TÂM CHIA SẺ VỚI ĐỒNG BÀO VÙNG LŨ HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN (12/10/2022)
NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (22/7/2022)
KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO VỊ THẾ PHỤ NỮ TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHỤC HỒI KINH TẾ SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 (26/10/2021)
XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG (18/10/2020)
TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI MÔ HÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CON CÁ MÁT TẠI XÃ TAM HỢP, HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (26/9/2020)
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁ MÁT GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TAM HỢP, HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (24/9/2020)
HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH TRỒNG CÂY THUỐC, VƯỜN ƯƠM NHÂN GIỐNG VÀ TÌM KIẾN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG DƯỢC LIỆU Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN” (23/8/2020)
Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ (28/7/2020)
Hội thảo tăng cường tham gia và nâng cao hiệu quả giám sát độc lập của các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương về thay đổi rừng (28/7/2020)
Mô hình trồng cây sa nhân (28/7/2020)
OECM: Cơ hội mới cho bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam (27/7/2020)
Xây dựng kịch bản, điều hòa nguồn nước trong mùa cạn 2020 (27/7/2020)
Đề xuất ưu tiên bảo vệ các loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu (27/7/2020)
Một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm (27/7/2020)
Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (27/7/2020)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358