Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) là hội nghị thường niên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), là nơi họp chính thức của các bên tham gia UNFCCC nhằm đánh giá quá trình đương đầu với biến đổi khí hậu.
Hưởng ứng Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 (COP 26), được tổ chức từ 30 tháng 10 đến – 12 tháng 11 tại Glasgow, Vương quốc Anh. Các hoạt động trong khuôn khổ COP26 sẽ được kỳ vọng là nới để các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới tăng cường các cam kết nhằm giảm phát thải khí nhà kính để đạt mục tiêu giữ nhiệt độ trái đất không tăng quá 1,5 độ.
Giới trong Biến đổi Khí hậu là những nội dung vô cùng quan để góp phần thực hiện Kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP) và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam. Nhóm cố vấn của dự án Phụ nữ và Biến đổi khí hậu của Cơ quan bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ của Liên Hợp quốc (UN Women), Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR), và Mạng lưới Phụ nữ Tiên phong thích ứng với Biến đổi khí hậu, đã họp, thảo luận, nghiên cứu và chuẩn bị bộ thông điệp với 06 kiến nghị về lồng ghép bình đẳng giới trong ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa trên bài học kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam.
Kiến nghị 1: Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động giới trong ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam, với các giải pháp dự vào thiên nhiên (NbS), thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA).
Kiến nghị 2: Thu thập và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu thống kê có phân tích theo giới, giới tính và dân tộc, trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình, kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh, ứng phó với BĐKH ở cấp quốc gia và địa phương.
Kiến nghị 3: Nâng cao quyền năng về kinh tế cho phụ nữ ở các vùng, ngành nghề dễ bị tổn thương do BĐKH và thiên tai. Đảm bảo tài chính hỗ trợ cho các chương trình và dự án giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH có trách nhiệm giới, do phụ nữ khởi xướng.
Kiến nghị 4: Đánh giá tổn thất và thiệt hại do BĐKH dựa vào cộng đồng nhằm đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro khí hậu, giảm tổn thất và thiệt hại. Xây dựng chính sách, chương trình hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái bị tổn thương sau thiên tai, dịch bệnh và các chương trình phục hồi kinh tế và an sinh xã hội có đáp ứng giới.
Kiến nghị 5: Có chính sách ưu tiên cho nữ giới trong đào tạo, tuyển dụng và cơ cấu việc làm xanh, các lĩnh vực giúp giảm thiểu phát thải nhà kính và thích ứng với BĐKH, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Kiến nghị 6: Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, chung tay thúc đẩy bình đẳng giới trong ứng phó với BĐKH, nâng cao khả năng chống chịu với BĐKH, thiên tai và dịch bệnh.
Nội dung các kiến nghị này xem chi tiết trong File đính kèm Kiến nghị cho COP 26 về giới và biến đổi khí hậu.