VIDEO CLIPS
Video
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP 2024
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 54 | Tất cả: 112,140
FANPAGE FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
Biệt đội bảo vệ san hô
Tin đăng ngày: 27/7/2020 - Xem: 436
 

Xuất phát từ mục đích bảo vệ môi trường song song với khai thác du lịch bền vững, những “chuyên gia” không chuyên ở xã Nhơn Lý, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã đứng ra xây dựng Mô hình cộng đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản và được giao quyền quản lý 8ha mặt nước tại khu vực Bãi Dứa, xã Nhơn Lý.

Biệt[-]đội[-]bảo[-]vệ[-]san[-]hô

Chung tay phát triển du lịch bền vững
 
Đến Nhơn Lý, du khách chủ yếu lựa chọn tour du lịch Kỳ Co - Eo Gió và lặn ngắm dải san hô nhiều màu sắc. Vào thời điểm du lịch ở địa phương này mới manh nha phát triển, để chiều lòng du khách, người dân ở đây có thể cho du khách bẻ nhánh san hô hoặc lấy đá san hô về làm quà lưu niệm khiến san hô ở khu vực giảm sụt, gãy nhiều.
 
Bởi vậy, để bảo vệ tiềm năng du lịch, giữ gìn môi trường sinh thái cho các hòn đảo ven bờ, cuối năm 2019 đầu năm 2020, anh Nguyễn Hữu Đảo (thành viên nhà hàng du lịch Khánh An, thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý) cùng những người dân ở địa phương và các hộ kinh doanh du lịch bàn bạc rồi đi đến thống nhất thành lập Mô hình cộng đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Lý.
 
Vừa qua, mô hình này được UBND TP.Quy Nhơn công nhận và giao quyền quản lý khu vực biển bãi Dứa (xã Nhơn Lý) với diện tích 8ha. “Chúng tôi học theo kinh nghiệm ở xã Nhơn Hải, vì khu vực này có Hòn Khô nhỏ và Hòn Khô lớn. Trước thực trạng rạn san hô ở Hòn Khô nhỏ bị xóa trắng do khai thác hoạt động ngắm san hô không hợp lý, một hợp tác xã đã được hình thành để bảo vệ khu đó” - anh Đảo cho biết.
 
Theo ông Trần Kim Dương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định, cái hay của mô hình này ở chỗ dựa vào cộng đồng, để cộng đồng chung tay giải quyết các vấn đề. “Khi người dân tự ý thức, nhìn nhận ra vấn đề, họ sẽ chung tay bảo vệ rạn san hô, phát triển du lịch bền vững để giữ gìn môi trường và sinh kế cho các thế hệ sau này” - ông Dương nói.
 
Khi cộng đồng làm “chuyên gia”
 
Hiện, mô hình có hơn 60 thành viên tham gia, gồm ngư dân, các hộ kinh doanh du lịch... Các thành viên được chia ra 3 đội: 1 đội tuyên truyền, 1 đội làm sinh kế, 1 đội bảo vệ sẽ phối hợp với Công an chính quy và Đồn Biên phòng để kiểm tra và xử lý nếu có trường hợp vi phạm.
 
Các thành viên tham gia mô hình đều ngày ngày kiếm kế sinh nhai trên biển, bởi vậy, họ là “mắt thần” bảo vệ khu vực này. Tàu lạ vào khai thác san hô, các thuyền giã cào hay vào đánh mìn ở khu vực này sẽ bị phát hiện ngay lập tức.
 
“Mọi người cũng chỉ “ngán” mỗi các tàu giã cào, đánh mìn vì họ rất liều. Ai gặp các tàu này thì sẽ nhanh chóng báo với đội bảo vệ để lực lượng chức năng đến xử lý. Ngoài ra, chúng tôi cũng thường xuyên nhắc nhở du khách ý thức giữ gìn rạn san hô khi lặn ngắm. Ngay cả việc du khách dùng kem chống nắng nhiều khi lặn cũng ảnh hưởng đến các loại san hô mềm, vì vậy, chúng tôi cũng nhắc khách hạn chế” - anh Đảo cho hay.
 
Ở khu vực Nhơn Lý, 6 tháng mùa đông (từ tháng 9 âm lịch đến tháng 2 sang năm), sóng xô đẩy cây, lưới vào các khu vực bãi đá rất nhiều. Đây là thời điểm các thành viên phải hoạt động thường xuyên, liên tục để giữ sạch vùng biển.
 
“Khu vực này chủ yếu có 2 loại san hô: San hô mềm và san hô cứng. Nếu cây, lưới nằm ở đó, dòng chảy sẽ va chạm với san hô. San hô cứng thì không sao, chứ san hô mềm vướng những thứ đó không phát triển tốt được. 6 tháng mùa đông là thời điểm mưa bão, không có khách du lịch nhưng anh em vẫn phải chia nhau đi tuần tra liên tục. Nhiều khi gặp thời tiết xấu, việc tuần tra gặp rất nhiều khó khăn” - anh Đảo nói thêm.
 
Bên cạnh việc tuần tra, các thành viên còn liên tục được Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) và các tổ chức về môi trường biển tập huấn, hỗ trợ tài liệu, tư vấn chuyên môn... Họ - những ngư dân - lại phải học lại từ những điều nhỏ nhất, đó là bắt cầu gai (nhum biển) - loại sinh vật biển chuyên ăn san hô.
 
“Ngư dân ở đây vẫn thường bắt cầu gai để làm món ăn bổ dưỡng cho du khách lặn san hô. Tuy nhiên, bắt như thế nào cho đúng để cầu gai không sinh sôi quá mức làm nguy hại đến sự phát triển của san hô thì chẳng ai biết. Kinh nghiệm của Hòn Khô cho thấy rằng, năm đầu tiên bắt cầu gai không đúng cách, để nó tiết ra chất dịch rồi sinh sôi nảy nở, đến năm sau số lượng cầu gai lại lớn hơn. Các chuyên gia đã chỉ cho chúng tôi các kiến thức chuyên môn để bảo vệ rạn san hô hiệu quả nhất” - anh Đảo chia sẻ.
 
Tin tức khác:
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG CÁC NHÀ HẢO TÂM CHIA SẺ VỚI ĐỒNG BÀO VÙNG LŨ HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN (12/10/2022)
NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (22/7/2022)
KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO VỊ THẾ PHỤ NỮ TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHỤC HỒI KINH TẾ SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 (26/10/2021)
XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG (18/10/2020)
TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI MÔ HÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CON CÁ MÁT TẠI XÃ TAM HỢP, HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (26/9/2020)
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁ MÁT GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TAM HỢP, HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (24/9/2020)
HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH TRỒNG CÂY THUỐC, VƯỜN ƯƠM NHÂN GIỐNG VÀ TÌM KIẾN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG DƯỢC LIỆU Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN” (23/8/2020)
Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ (28/7/2020)
Hội thảo tăng cường tham gia và nâng cao hiệu quả giám sát độc lập của các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương về thay đổi rừng (28/7/2020)
Mô hình trồng cây sa nhân (28/7/2020)
OECM: Cơ hội mới cho bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam (27/7/2020)
Xây dựng kịch bản, điều hòa nguồn nước trong mùa cạn 2020 (27/7/2020)
Đề xuất ưu tiên bảo vệ các loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu (27/7/2020)
Một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm (27/7/2020)
Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (27/7/2020)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358