VIDEO CLIPS
Video
BẢO VỆ RỪNG BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM - GIÁ TRỊ CỦA RỪNG ĐƯỢC THAY ĐỔI TRONG NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP 2024
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 3 | Tất cả: 132.927
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN UNDP | TIN TỨC, SỰ KIỆN CỦA DỰ ÁN Bản in
 
GIẢO CỔ LAM – GIÁ TRỊ, KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG, TRỒNG
Tin đăng ngày: 20/6/2024 - Xem: 124
 

1. Đặc điểm thực vật

         Cây có thân mảnh, leo nhờ tua các cuốn đơn ở nách lá, thuộc họ Bầu bí. Lá dạng kép hình chân vịt. Cụm hoa có hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ có màu trắng, cánh hoa rời nhau xòe thành hình sao, bao phấn của hoa dính thành đĩa, bầu hoa có 3 vòi nhuỵ. Quả khô có hình cầu, đường kính khoảng 5 – 9 mm, màu trắng  hoặc xanh, khi chín thì có màu đen. Giảo cổ lam đặc biệt ưa sống tại các vùng núi đá vôi, hoặc các chỗ râm mát, ven khe suối.

Upload

2. Giá trị làm thuốc

         Bộ phận sử dụng: toàn cây (Gồm cả lá và dây leo).

         Công dụng: Các nhà khoa học tìm được trong Giảo Cổ Lam chất Saponin rất giống Nhân sâm. Giảo Cổ Lam có tác dụng: Bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não; Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc; Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực; Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra; Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu; Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.

Upload

           Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở thì thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoit và saponin. Số sapoin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, phốtpho…

3. Kỹ thuật trồng trọt

3.1. Giống và kỹ thuật làm giống

         Giảo cổ lam được trồng bằng cành/ dây, cây giống được giâm trong vườn ươm, khoảng 30 ngày thì có thể đưa vào trồng. Sau đây là kỹ thuật giâm cành:

         Chọn cành giâm: Cần lựa chọn những cành bánh tẻ, to khỏe, không sâu bệnh. Mỗi cành mang đi giâm phải có khoảng từ 3-4 mắt, khoảng cách từ vết cắt đến mắt giâm 5cm.

         Làm đất để giâm cành: Đất được làm tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống cao khoảng 20cm, rộng 1,5m, dài theo chiều dài lô đất, các luống cách nhau 30cm để tiện chăm sóc cây con.

         Kỹ thuật giâm cành: Rạch rãnh sâu khoảng 20cm, đặt cành giâm nghiêng theo chiều dài của luống và cách nhau 2-3cm, phủ đất lên 1-2 mắt, phần trên mặt đất để lại 2-3 mắt.

         Lượng cây giống cần để trồng 1 ha tập trung là khoảng 80.000 cây; dưới tán rừng khoảng 30.000 – 50.000 cây.

         Kỹ thuật chăm sóc: Thường xuyên tưới để giữ ẩm cho cành giâm, kiểm tra để đảm bảo độ ẩm đất trong vườn ươm luôn được duy trì ở mức 80- 90%, thường xuyên làm sạch cỏ dại.

         Tiêu chuẩn cây con: Sau 10-15 ngày sau khi giâm, cành giâm đã ra rễ và mầm mới. Tuy nhiên, để đạt tỷ lệ sống cao khi mang đi trồng thì nên để đến khi mầm mới trên cành giâm ra cành cấp 1 (khoảng 30 ngày sau khi giâm).

Upload

3.2. Chọn vùng trồng

         Để Giảo cổ lam sinh trưởng và phát triển tốt, nên trồng ở những vùng núi cao (từ 700 đến 3.000m so với mặt nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 15-250C, độ ẩm không khí đạt từ 70-95%, đất giữ được ẩm và thoát nước tốt.

3.3. Thời vụ trồng

         Thời gian trồng tốt nhất từ tháng 2 - 3 hằng năm, để có cây giống trồng vào tháng 2 thì nên giâm cành trong vườn ươm từ tháng 01. Ngoài ra, ở vùng Yên Hòa, Nga My có thể trồng vào mùa mưa, nhưng phải chọn nơi mát ẩm.

3.4. Kỹ thuật làm đất

         Đất trồng giảo cổ lam phải sạch, không bị ô nhiễm, không gần nơi khai thác khoáng sản, không chứa các chất tồn dư độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng.

         Nếu trồng tập trung, cần tiến hành cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống cao khoảng 20cm, rộng 60- 70cm, chiều dài tùy theo chiều dài của lô đất; Mật độ 8 cây/1 m2 với khoảng cách cây cách cây là 30cm x 40cm. 1 ha là khoảng 80.000 cây.

         Nếu trồng dưới tán rừng, ven rừng hoặc ven suối thì phát dọn và làm sạch đất ở những khoảng trống, cuốc đất tơi xốp rộng khoảng 1 – 2m2, trồng từ 5 – 6 cây trên mỗi khoảng đất đó, các cụm cách nhau từ 1,5 – 2m (tùy thuộc mật độ cây rừng, tránh các gốc cây rừng).

         Sử dụng phân chuồng và phân ure (nếu cần) để bón lót cho cây. Nếu trồng tập trung, cần sử dụng 10 tấn phân chuồng hoai mục, 400kg Lân/ ha. Nếu trồng dưới tán chỉ cần 3 – 5 tấn phân chuồng và 250kg phân Lân (Nếu đất giàu mùn và dinh dưỡng thì không cần Lân).

3.5. Kỹ thuật trồng

         Chọn những cây có mầm to khỏe trong vườn ươm đưa ra nơi trồng. Khi bứng cây cần tưới đẫm nước, bứng cả đất và cây, nắm chặt đất quanh rễ để bảo vệ rễ, đặt cây nhẹ nhàng vào rổ/ gùi… Bảo vệ cây cẩn thận để cây con không bị gãy đổ, giập nát.

         Khi trồng dưới tán rừng, lấy tay khơi 5 – 6 lỗ ở 5 góc trên đất đã làm tơi xốp, đặt nguyên cả cây vào từng lỗ và lấy tay lấp đất nhẹ nhàng. Sau khi trồng, phải tưới cho cây ngay, tưới đẫm nước. Kiểm tra cây con mới trồng hàng ngày để đảm bảo độ ẩm mát và cây luôn tươi.

         Khi cây bắt đầu leo thì căm sào/ choãi cho cây leo, choãi cần cao 2 – 2,5 m và chắc chắn. Nếu trồng thâm canh thì cắm sào/ choãi theo hàng (như cho bầu bí leo). Nếu trồng dưới tán thì cho leo lên các cây thân gỗ hoặc cắm choãi theo cụm, 5 – 6 choãi chụm vào nhau hoặc dựa vào cây gỗ trong rừng.

3.6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

         Nếu trồng tập trung: Lượng phân bón cho một ha/năm: 5 - 10 tấn phân chuồng hoai mục, 200 - 400kg Lân, 200 - 500kg Supe lân, 100 - 200kg Kaly (cho 1 năm trên 1ha). Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng và phân Lân; Bón thúc lượng Đạm và Kali còn lại chia đều làm 6 lần bón trong năm: sau 1 – 2 tháng/ lần, sau mỗi lần thu hoạch.

3.7. Kỹ thuật chăm sóc

         – Thường xuyên làm sạch cỏ dại, kết hợp với các lần bón phân.

         – Tưới nước: Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, do vậy cần phải chú ý đến việc tưới nước giữ ẩm đất cho cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi; Giảo cổ lam không chịu được úng, vì vậy cần tháo nước ngay cho cây sau những đợt mưa to kéo dài.

3.8. Phòng trừ sâu bệnh hại

         Với cây Giảo cổ lam, sâu bệnh chủ yếu là sâu ban miêu thân đen, đầu đỏ gây hại trong điều kiện thời tiết nắng nóng, từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7 hàng năm. Sâu ăn lá và phá hại rất nhanh. Vì vậy cần theo dõi kiểm tra cây định kỳ, khi thấy có sâu phá hoại mật độ thấp dùng tay bắt sâu ngay.

         Với mật độ sâu bệnh nhiều có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu từ các nhóm hoạt chất mới ít độc hại với người và môi trường như: dịch chiết từ lá khổ sâm Matrine (ví dụ: Sokupi 0,36 hoặc 0,5 AS; Wotac 5EC, 10EC, 16EC); Azadirachtin (từ cây Neem, là một loài xoan ở Ấn Độ), Rotenone (từ cây thuốc cá). Lưu ý phun trừ kịp thời khi sâu non mới nở, còn nhỏ tuổi 1-2. Thời điểm sâu ban miêu gây hại nặng cũng là lúc có thể thu hoạch giảo cổ lam. Vì vậy, nếu thấy mật độ sâu tăng nhanh thì tốt nhất là nên tiến hành thu hoạch dược liệu sớm.

3.9. Thu hoạch

         Sau 5 – 6 tháng trồng là có thể thu hoạch. Thu hoạch bằng cách cắt toàn bộ cây, chỉ để lại phần gốc cách mặt đất khoảng 20-30cm để cây tiếp tục đẻ nhánh cho vụ sau. Trung bình 1 năm có thể thu 5 lứa, cây trồng 1 lần có thể cho thu hoạch 3- 4 năm, sau khi bón phân đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 1 tháng mới thu hoạch. Nên thu cây vào những ngày nắng to, để đảm bảo dược liệu có màu sắc đẹp và đem đi tiêu thụ.

         Khi thu hái về nên phơi nắng ngay hoặc cắt thành từng đoạn rồi đưa vào sấy khô. Thông thường, Giảo cố lam chất lượng thường vẫn giữ được màu xanh sau khi phơi/ sấy khô. Bảo quản bằng cách đóng bao/ hút chân không. Để nơi khô ráo, tránh sâu, mốc, mọt.

3.10. Hiệu quả kinh tế

         Theo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chi phí trồng 1 ha Giảo cổ lam thâm canh từ 125 – 150 triệu đồng với mật độ khoảng 50.000 – 80.000 cây/ ha.

         Với mật độ trồng dưới tán rừng thưa thứ sinh hoặc rừng trồng từ 30.000 – 50.000 cây/ha, chi phí dự kiến từ 80 – 100 triệu đồng/ ha. Sau năm đầu tiên cho thu hoạch 3 lần, 2 năm tiếp theo có thể thu hái 5 – 6 lần / năm; Bình quân thu hoạch được 50 tấn sản phẩm tươi/ ha/ năm, tương đương 10 tấn sản phẩm khô/ 1 ha/ năm. Nếu với giá 40.000 – 50.000/kg, tổng thu về khoảng 400 – 500 triệu VND đồng/ năm.

Upload

 
Dự án UNDP khác:
GIẢO CỔ LAM – GIÁ TRỊ, KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG, TRỒNG (20/6/2024)
HOÀI SƠN – KỸ THUẬT TRỒNG VÀ NHÂN GIỐNG (19/4/2024)
CÂY BA KÍCH TÍM (Cây ruột gà tím) (17/3/2024)
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ GIEO MẦM XANH DƯỚI ĐẤT RỪNG! (20/1/2024)
“MỞ RỘNG DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG – CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỊ TRƯỜNG” (15/12/2023)
CÁT CÁNH (10/11/2023)
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06, NHỮNG MẦM XANH DƯỢC LIỆU VƯƠN LÊN TRÊN MẢNH ĐẤT YÊN HÒA, NGA MY GÓP PHẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI TÂY NGHỆ AN (26/8/2023)
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN” (25/8/2023)
Dự án “Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tăng thu nhập và bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An” (15/8/2023)
CHÚNG TÔI - PHỤ NỮ, Trao quyền cho cộng đồng từ vườn ươm đến thị trường Việt Nam (21/3/2023)
PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG (19/12/2022)
NGA MY THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG (30/11/2022)
PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN XÃ YÊN HÒA (20/9/2022)
NGHỆ AN MONG MUỐN UNDP TIẾP TỤC HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG (20/9/2022)
THÔNG BÁO KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU (26/7/2022)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358