XÃ TÂY SƠN
Kính mời bà con và các bản lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án“Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam”.
Trong tháng 06 năm 2021, các Nhóm Giám sát độc lập thay đổi rừng FCIM bản Huồi Giảng 1, FCIM bản Huồi Giảng 2, FCIM bản Huồi Giảng 3 đã hoàn thành các bản đề xuất nhận tài trợ từ DỰ ÁN CSO-LA/2019/411-843; và tiếp tục tiến hành các hoạt động thực địa, xác nhận hiện trường các điểm cảnh báo mất rừng trên hệ thống Terra-i.
Theo dõi thông tin diễn biến rừng trên hệ thống Terra-i cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 06 đến ngày 30 tháng 06 năm 2021, hệ thống Terra-i đã cập nhập thêm 24 điểm cảnh báo mất rừng trên địa bàn xã Tây Sơn thuộc các Tiểu khu 458, 460 do FCIM các bản đăng ký quản lý. Trong đó, có 1 điểm cảnh báo mức độ cao, 08 điểm cảnh báo mức độ trung bình và 15 điểm cảnh báo mức độ thấp.
Từ thông tin trên, nhóm FCIM cấp xã đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các bản thực địa hiện trường để xác nhận điểm mất rừng có số thứ tự (ID) là 30265, 30522, 30239, 30284 thuộc tiểu khu 458, khoảnh 6, 8, 9; và các điểm có số thứ tự (ID) 30136 và 30264 thuộc tiểu khu 460, khoảnh 10. Kết quả thực địa cho thấy, các điểm cảnh báo mất rừng là chính xác, đây là các nương rẫy sản xuất của người dân, một số nương rẫy đã bỏ hoang, cây bụi phát triển và đang trong quá trình phục hồi rừng. Đặc biệt, điểm có số thứ tự là 30265 có mức độ cảnh báo cao, thuộc loại rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình, đã bị phát rẫy từ năm 2015, diện tích khoảng 0,2 héc-ta, hiện nay đã phục hồi cây bụi và gỗ nhỏ.
Trong thời gian tới, các nhóm FICM sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động kiểm tra hiện trường thường xuyên để xác nhận các cảnh báo mất rừng; báo cáo kịp thời cho Ban quản lý dự án, chính quyền địa phương và các bên liên quan nhằm tìm ra các biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn việc mất rừng. Điều này góp phần tăng cường hiệu quả, tính chính xác và minh bạch trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn.
Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo.
XÃ HỮU KIỆM
Kính mời bà con và các bản lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam”.
Trong tháng 06 năm 2021, các Nhóm Giám sát độc lập thay đổi rừng FCIM bản Na Lượng 1, FCIM bản Na Chảo, FCIM bản Khe Tỳ đã hoàn thành các bản đề xuất nhận tài trợ từ DỰ ÁN CSO-LA/2019/411-843; và tiếp tục tiến hành các hoạt động thực địa, xác nhận hiện trường các điểm cảnh báo mất rừng trên hệ thống Terra-i.
Từ thông tin diễn biến rừng trên hệ thống Terra-i, nhóm FCIM cấp xã Hữu Kiệm đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo nhóm FCIM các bản thực địa hiện trường để xác nhận các điểm mất rừng có số thứ tự (ID) lần lượt là 5763, 5764, 5790 thuộc các tiểu khu 448 và tiểu khu 449 do các bản đăng ký quản lý và theo dõi.
Kết quả thực địa cho thấy, các điểm cảnh báo mất rừng là chính xác. Điểm mất rừng có số thứ tự 5763 là nương rẫy sản xuất của người dân, có diện tích khoảng 0,8 héc-ta đã có cây bụi tái sinh (chủ yếu là cây phân xanh). Điểm mất rừng có số thứ tự 5764 cũng là nương rẫy sản xuất cũ của người dân, diện tích khoảng 1,2 héc-ta, hiện nay không tiếp tục sản xuất và đã có cây bụi tái sinh. Điểm mất rừng có số thứ tự 5790, là nương rẫy sản xuất của người dân bản Na Chảo, diện tích khoảng 0,85 héc-ta, đã có cây bụi phục hồi sau sản xuất nương rẫy. Các kết quả thực địa này đã được ông Cụt Văn Đoàn, Bà Vi Thị Hiền, Ông Xã Văn Công báo cáo về FCIM xã Hữu Kiệm, Điều phối viên hiện trường và cập nhập lên hệ thống Terra-i.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực địa, nhóm FCIM các bản còn phát hiện thêm một số điểm mất rừng chưa được cảnh báo trên hệ thống Terra-i. Các điểm mất rừng này đã được các nhóm FCIM ghi nhận tọa độ bằng máy GPS, gửi báo cáo cho cán bộ bộ hiện trường để cập nhập, chỉnh sửa trên hệ thống Terra-i.
Trong thời gian tới, các nhóm giám sát thay đổi rừng bản Na Lượng 1, Na Chảo, Khe Tỳ sẽ tiếp tục các hoạt động kiểm tra trên địa bàn nhằm thông tin chính xác về tình trạng mất rừng, gửi báo cáo đến UBND xã, các ban ngành liên quan để xử lý kịp thời, hạn chế tối đa việc mất rừng.
Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo.
XÃ NA NGOI
Kính mời bà con và các bản lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án“Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam” .
Trong tháng 06 năm 2021, các Nhóm Giám sát độc lập thay đổi rừng FCIM bản Phù Quặc 1, FCIM bản Phù Quặc 2, FCIM bản Phù Quặc 3 đã hoàn thành các bản đề xuất nhận tài trợ từ DỰ ÁN CSO-LA/2019/411-843; và tiếp tục tiến hành các hoạt động thực địa, xác nhận hiện trường các điểm cảnh báo mất rừng trên hệ thống Terra-i.
Từ thông tin diễn biến rừng trên hệ thống Terra-i, nhóm FCIM cấp xã Na Ngoi đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo nhóm FCIM các bản thực địa hiện trường để xác nhận các điểm mất rừng có số thứ tự (ID) lần lượt là 30387, 30164, 30094 thuộc các tiểu khu 467 và tiểu khu 495B do các bản đăng ký quản lý và theo dõi. Kết quả thực địa cho thấy các điểm mất rừng đều là nương rẫy sản xuất của người dân, đang phục hồi phát triển cây bụi, tre nứa hỗn giao và cây gỗ nhỏ. Những kết quả này đã được báo cáo về FCIM xã Na Ngoi, tổng hợp, báo cáo lên hệ thống Terra-i và thông tin tới người dân các bản Phù Quặc 1, Phù Quặc 2 và Phù Quặc 3.
Trong thời gian tới, các nhóm FCIM cơ sở Phù Quặc 1, Phù Quặc 2, Phù Quặc 3 sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động kiểm tra hiện trường nhằm thông tin chính xác về tình trạng mất rừng, gửi báo cáo đến nhóm FCIM cấp xã để có biện pháp can thiệp hạn chế tối đa việc mất rừng.
Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo.