VIDEO CLIPS
Video
BẢO VỆ RỪNG BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM - GIÁ TRỊ CỦA RỪNG ĐƯỢC THAY ĐỔI TRONG NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP 2024
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 3 | Tất cả: 153.220
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN EU | HỘI THẢO Bản in
 
HỘI THẢO KẾT THÚC DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI CƠ SỞ (CSO) TRONG GIÁM SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH REDD+ TẠI VIỆT NAM”
Tin đăng ngày: 20/7/2024 - Xem: 456
 

          Trong khuôn khổ dự án, Viện Nghiên cứu Quản lý Rừng Bền vững và Chứng chỉ Rừng (SFMI) cùng với Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đã tổ chức Hội thảo kết thúc Dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cơ sở (CSO) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam” tại Đoàn An Điều dưỡng 40 Cửa Hội, Cửa Lò, Nghệ An.

          Tham dự và đóng góp ý kiến cho hội thảo kết thúc dự án, có Ông Lê Thanh, Cán bộ phụ trách dự án EU; Ông Nguyễn Văn Diện, Phó Cục trưởng, Cục Kiểm lâm, Ông Hứa Đức Nhị, Chủ tịch Hội chủ rừng; Ông Nguyễn Quỳnh Dương, Quỹ bảo vệ phát triển rừng; Ông Lê Văn Thanh, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ phát triển rừng; Ông Nguyễn Ngọc Lung, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Rừng Bền vững và Chứng chỉ Rừng; Ông Nguyễn Văn Sản, Viện Nghiên cứu Quản lý Rừng Bền vững và Chứng chỉ Rừng; Ông Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An; Ông Thái Bá Thám, Văn phòng BQL Khu DTSQ Tây Nghệ An; Ông Hồ Đình Quang, Hội các ngành Sinh học Nghệ An. Cùng tham dự Hội thảo còn có các tổ chức phi chính phủ (NGO), hội, hiệp hội thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Nghệ An như Trung tâm Tư vấn phát triển Lâm nghiệp Nghệ An, Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Nghệ An, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nguồn lực Nông thôn (Hà Tĩnh), Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài Nguyên (Huế). Đặc biệt, hội thảo có sự tham dự của đại diện UBND, cán bộ các tổ chức xã hội (Hội Nông dân, Hội LHPN, Đoàn thanh niên) thuộc 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, nơi dự án đã triển khai trong 4 năm từ năm 2020 đến năm 2024, cùng với cán bộ cán bộ Viện Nghiên cứu Quản lý Rừng Bền vững và Chứng chỉ Rừng, Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học. Tham dự và đưa tin cho hội thảo có các cơ quan báo chí, đài truyền hình như Tạp chí rừng và Môi trường, Đài truyền hình Nghệ An (NTV).

Upload

Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

         

          Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Nguyễn Văn Diện, Phó Cục trưởng, Cục Kiểm lâm cho biết, dự án đã đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn hiện nay đối với công tác quản lý và bảo vệ rừng. Rừng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, gắn với sự tồn vong của dân tộc, phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay. Dự án trong 4 năm với thời gian rất ngắn nhưng đã đào tạo được 200 người làm tốt, thực hiện được một nhiệm vụ hết sức quan trọng là bảo vệ rừng, hạn chế mất rừng mà nguyên nhân sâu xa của nó là công tác quản trị rừng. Đánh giá rất cao ý nghĩa của việc giám sát độc lập của những người nông dân miền núi, biết ứng dụng công nghệ được xem là hiện đại đối với ngành Lâm nghiệp (tương đương với thế giới). Nâng cao cái giá trị của rừng, làm cho cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, dự án cũng còn có những hạn chế cần thảo luận, rút ra bài học, kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước để đưa vào các quy phạm pháp luật.

          Phát biểu tại hội thảo, Ông Lê Thanh, Cán bộ phụ trách dự án EU, cho rằng với tầm nhìn chung và mục tiêu tương đồng, Liên minh châu Âu đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong 5 lĩnh vực sau: (i) hạn chế phá rừng, (ii) chống suy giảm chất lượng rừng, (iii) bảo tồn trữ lượng carbon rừng, (iv) quản trị bền vững nguồn tài nguyên rừng, (v) và nâng cao trữ lượng carbon rừng. Chúng tôi hy vọng rằng, những sự trợ giúp này sẽ góp phần kéo giảm phát thải khí nhà kính từ những hoạt động kinh tế liên quan tới rừng. Và đó là lý do vì sao EU hân hạnh phối hợp với Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, cũng như Trung tâm Môi trường và Tài nguyên sinh học để đồng tài trợ cho dự án này. Nhân cơ hội này, chúng tôi cũng xin ghi nhận, rằng: (1) Diễn đàn Lâm nghiệp ngày 26/04/2024 đã đánh giá cao mô hình “giám sát độc lập những thay đổi của rừng” và ứng dụng Terra-I;  (2) Đối thoại cấp tỉnh ngày 11/07/2024 do Dự án tổ chức đã khẳng định tiềm năng mở rộng mô hình giám sát nói trên ra 5 tỉnh còn lại của khu vực Bắc Trung Bộ. Liên minh châu Âu sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và Quyết định 896/QĐ-TTg, thông qua việc hỗ trợ một số sáng kiến thích ứng và giảm thiểu Biến Đổi Khí Hậu do các cơ quan chức năng của Việt Nam chủ trì, ví dụ: Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT, Bộ CT, một số tỉnh, cũng như tài trợ một số dự án do các tổ chức phi lợi nhuận, các đơn vị nghiên cứu khoa học đề xuất. Bài học này cùng với kinh nghiệm từ mô hình giám sát thay đổi rừng độc lập sẽ được cân nhắc trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp do Nhóm Châu Âu chuẩn bị viện trợ cho Việt Nam.

Upload

         Ông Lê Thanh, Cán bộ phụ trách dự án EU phát biểu tại hội thảo

          Hội thảo được PGS.TS. Đào Thị Minh Châu, Phó Giám đốc dự án đã trình bày “BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỪ THÁNG 8/2021 – 7/2024”. Theo đó, dự án có mục tiêu tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội (CSOs) với vai trò thúc đẩy quá trình quản trị và phát triển rừng ở Việt Nam; xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội (CSOs) và các tổ chức cộng đồng (CBOs) trong lĩnh vực lâm nghiệp, giúp các tổ chức xã hội hợp tác với nhau và với các cơ quan lâm nghiệp để tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia hiệu quả vào giám sát các chương trình REDD+. Các kết quả mong đợi của dự án (i) Nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về quản trị rừng; (ii) Hoàn thiện chức năng của các CSO liên quan đến quản trị rừng; (iii) Tạo cơ hội tương tác giữa các CSO cấp cơ sở với các bên liên quan; tăng cường sự công nhận vai trò và đóng góp của các CSO trong Lâm nghiệp; (iv) Phát triển năng lực các CSOs, CBOs, xây dựng và duy trì các hoạt động của mạng lưới giám sát độc lập về diễn biến rừng (FCIM). Dự án thực hiện 4 nhóm hoạt động chính: (a) Xây dựng năng lực: Đào tạo kỹ thuật Terra-i cho CSOs để lập nhóm vận hành FCIM độc lập. Họ thiết kế bản đồ, theo dõi diễn biến rừng và tập huấn cho 48 CSOs, CBOs khác cùng 60 cán bộ chính quyền tại 2 huyện, và thành lập Mạng lưới giám sát rừng độc lập FCIM; (b) Xây dựng và vận hành hệ thống giám sát: Vận hành hệ thống giám sát rừng với sự hỗ trợ của CIAT. Mạng lưới FCIM hoạt động, cập nhật kết quả giám sát rừng tại 2 huyện và trao đổi thông tin với chính quyền và cơ quan quản lý lâm nghiệp; (c) Mở rộng mạng lưới FCIM: Tổ chức thảo luận giữa CSOs, CBOs và chính quyền về mở rộng mạng lưới giám sát và quản trị rừng cộng đồng. Dự án đạt được các kết quả chính sau: (1) Khảo sát cam kết, năng lực giám sát của nhân viên CSOs tại 10 tổ chức ở BTB và Hà Nội; (2) Tổ chức 2 khóa đào tạo huấn luyện viên về Terra-i cho 10 nhân viên CSO từ 6 tỉnh miền Bắc và Hà Nội; (3) Hỗ trợ ToT và nhóm FCIM bởi chuyên gia Terra-I; (4) Tổ chức cuộc họp thảo luận sách hướng dẫn FCIM; (5) Tổ chức 4 khóa đào tạo cho 30 CSOs và 18 CBOs tại 2 huyện; (6) Nâng cao nhận thức về FCIM tại 6 xã dự án, với 233 bản tin truyền thông và hơn 3.000 người tham dự các hoạt động truyền thông; (7) Tổ chức 2 hội thảo về Terra-i cho chính quyền (60 người) với 75 lượt tham dự; (8) Viết và phát hành 250 quyển sách hướng dẫn FCIM, cùng 1 video hướng dẫn trên website, Fanpage; (9) Cập nhật và chia sẻ thông tin thay đổi rừng: Hệ thống Terra-i ghi nhận 1.626 điểm cảnh báo mất rừng, FCIM kiểm tra 698 điểm với 657 đợt thực địa, xác nhận 593 điểm biến động rừng, tỷ lệ chính xác 83%; (10) Cấp phụ cấp cho CBO để giám sát hiện trường, tổ chức họp hàng quý giữa mạng lưới FCIM, huyện, xã; (11) Tổ chức 4 cuộc đối thoại thường niên cấp tỉnh và 2 nghiên cứu hoạt động về quản trị rừng, chia sẻ các hoạt động dự án; (12) Tổ chức 2 diễn đàn giám sát quản trị rừng hàng năm, hội thảo về liên kết FCIM với SDG 15, hội thảo khởi động và kết thúc dự án. Cuối cùng, đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức để mở rộng Mạng lưới FCIM trên toàn tỉnh/khu vực BTB, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý rừng cộng đồng.

Upload

      PGS.TS. Đào Thị Minh Châu, Phó Giám đốc dự án trình bày báo cáo tổng kết dự án

          Bên cạnh đó, Hội thảo cũng được nghe “Báo cáo kết quả hoạt động giám sát thay đổi rừng (FCIM) tại huyện Tương Dương và Kỳ Sơn”, do bà Vi Thị Hiệp, đại diện mạng lưới FCIM huyện Kỳ Sơn và Tương Dương báo cáo. Trong 4 năm thực hiện dự án, các thành viên Ban FCIM xã và Nhóm FCIM thôn bản đã được tập huấn sử dụng phần mềm Terra-i, máy GPS, lập dự toán, xây dựng kế hoạch và thực địa. Họ tham gia 23 hội thảo cấp huyện và tỉnh, triển khai 657 đợt kiểm tra với 3.026 lượt người tham gia, kiểm tra 698 điểm, trong đó 593 điểm cảnh báo từ Terra-i, và 96 điểm do người dân báo. Kết quả cho thấy 593 điểm mất rừng (độ chính xác Terra-i 83%). Ở Tương Dương và Kỳ Sơn, ban FCIM đã phát 233 bản tin, tổ chức 6 chiến dịch truyền thông với gần 2.000 người tham gia, phát hơn 1.500 tờ rơi và treo 6 băng rôn. Terra-i đã chứng minh hiệu quả, giúp giám sát, bảo vệ rừng, phát hiện mất rừng nhanh chóng và phản ánh kịp thời cho chính quyền địa phương.

Upload

Bà Vi Thị Hiệp, đại diện mạng lưới FCIM huyện Kỳ Sơn và Tương Dương báo cáo

          Trong phần thảo luận, Ông Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, mong rằng dự án sẽ góp phần vào sự phát triển và ổn định của ngành Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An; việc tăng cường giám sát của các tổ chức xã hội cấp cơ sở trong việc giám sát các chương trình REDD+ tại Nghệ An là động lực hỗ trợ về mặt kỹ thuật và nguồn lực cho các chương trình lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ông cũng vui mừng khi Nghệ An được chọn làm địa bàn để thực hiện dự án này và mong rằng các cơ quan liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi, để dự án thực hiện thành công và mang lại hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng.

          Ông Nguyễn Đình Trung, Phòng Sử dụng và phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An, bản đồ nền chỉ có ở 6 xã nên chưa tham mưu UBND tỉnh để áp dụng, 1 tháng phát hiện 2 lần thì chưa kịp thời, phần mềm thân thiện với người dân, số liệu minh bạch, cần tạo cái mạng lưới rộng hơn, đưa bản đồ nền 367 xã/tỉnh Nghệ An có rừng để nhân rộng; sau kết thúc dự án, phối hợp đào tạo cho lực lượng kiểm lâm để nắm được; kinh phí thực hiện (dịch vụ môi trường rừng). Ông Lô Văn Thanh, Phòng NN & PTNT huyện Tương Dương, cho rằng dự án đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, rất ghi nhận vai trò và ý nghĩa của các tổ chức cộng đồng vào công tác bảo vệ rừng. Nếu được nhân rộng, hệ thống Terra-i cần duy trì, cập nhật thường xuyên, đặc biệt là hệ thống bản đồ nền, kèm theo phải có kinh phí (điều này rất khó khăn); mong muốn Trung ương, cấp Tỉnh, cấp huyện có hướng dẫn cụ thể, chỉ đạo cho các địa phương thực hiện. Các cơ quan cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo tỉnh, tỉnh chỉ đạo cấp huyện, huyện xuống xã để có thể thực hiện đồng bộ. Nguồn kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng, cần khuyến khích cộng đồng, thôn bản trích ra một phần để duy trì nhóm FCIM này.

          Ông Lê Văn Thanh, Phó Giám đốc Quỹ bảo vệ rừng Việt Nam, đánh giá rất cao kết quả dự án, đặc biệt là bà con có thể sử dụng được phần mềm SMART (VQG, Khu BTTN), liên quan nghị định 156, điều 1 và Nghị định 107, các hộ gia đình, cộng đồng có thể tham gia quản lý rừng; các cộng đồng dân cư tham gia quản lý rừng Điều 70, Nghị định 156 (mua sắm trang thiết bị); đề nghị Anh Thanh, đại diện EU; kêu gọi các dự án khác mua sắm thêm thiết bị (tham gia bảo vệ các chủ rừng, các chủ rừng được quyền mua công cụ giám sát, họ phải mua GPS, máy tính). Coi Terra-i chỉ là một công cụ, giúp cảnh báo sớm mất rừng, nếu như được, chi cục kiểm lâm, tiếp nhận các tài liệu, sử dụng làm sao cho hiệu quả. Mở rộng, lan tỏa sang các địa phương mới. Tài liệu hóa, hướng dẫn, tiếp tục sửa các lỗi để hoàn thiện phần mềm, ban hành 1 sổ tay, nâng cấp nó lên, đối chứng với phần mềm của kiểm lâm.

          Ông Hứa Đức Nhị, Hội Chủ rừng Việt Nam, huy động nguồn lực từ cộng đồng, đề nghị hướng dẫn dạng sổ tay dự án.

          Đến với Hội thảo, đại điện các tổ chức NGO và cán bộ 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương cũng đã có nhiều phát biểu, tham luận đóng góp cho hoạt động của dự án. Đại diện các tổ chức CSO, bà Trần Thị Thanh, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nguồn lực Nông thôn (Hà Tĩnh), cho rằng dự án đã rất thành công với việc đào tạo được một nguồn nhân lực nắm được công nghệ, có kiến thức và kỹ năng bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, dự án nên vận động các cơ quan chức năng từ Tỉnh Nghệ An đến Trung ương để công nhận vai trò của mạng lưới FCIM. Ông Nguyễn Thành Nhâm, Trung tâm Tư vấn phát triển Lâm nghiệp Nghệ An, cho rằng dự án là kênh để kết nối các CSO, nhưng cần phải có các tiêu chí cụ thể để xây dựng các CSO nòng cốt và nên tích hợp với các công nghệ khác. Đưa khoa học công nghệ vào quản lý rừng là khó, nhưng dự án làm được, đặc biệt là các tổ chức xã hội đã áp dụng được, nền tảng cơ sở để thành công từ 3 trụ cột (FCIM, tăng cường đối thoại, áp dụng khoa học công nghiệp). Anh Diên, Anh Thanh, tham mưu trong lĩnh vực theo dõi diễn biến rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng và quỹ carbon. Muốn mở rộng, không phải thiếu tiền, nhưng thiếu cơ chế, hướng dẫn cụ thể để tiêu tiền, đề nghị Anh Thanh, anh Diễn, theo 1719, có văn bản tham mưu Bộ NN và PTNT khẳng định vai trò của cộng đồng giám sát có hiệu quả, đề nghị tiếp tục mở rộng và duy trì.

          Đại diện UBND các xã vùng dự án, Bà Kha Thị Hiền, xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, muốn dự án được mở rộng, nguồn kinh phí linh hoạt

          Ông Nguyễn Xuân Bắc, PCT UBND xã Hữu Kiệm, mong muốn dự án được nhân rộng, sẽ thành lập các tổ cộng đồng bảo vệ rừng, dựa vào các nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng, tiền carbon, phối hợp với kiểm lâm địa bàn, cán bộ xã để kiểm tra thường xuyên, giảm các hành vi vi phạm Lâm luật, bảo vệ rừng trên địa bàn. Đồng thời, hỗ trợ thiết bị, tập huấn thêm về Terra-i đối với các thôn bản chưa được tham gia, để các hoạt động bảo vệ rừng hiệu quả hơn.

          Ông Phan Văn Mạnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn, cập nhật 16 ngày, các dự án này chỉ là dự án để làm mẫu, không thể làm tràn lan được, có những mục tiêu dự án chỉ được thực hiện trong 4 bản. Ông mong muốn duy trì mạng lưới, có nguồn để duy trì mạng lưới FCIM, nhưng cần có hướng dẫn chi tiết để các bên liên quan làm đúng theo quy định của pháp luật về sử dụng các nguồn kinh phí, vận dụng và chuyển đổi các nguồn kinh phí.

          Bên cạnh đó, Ông Vừ Bá Đồng, Trưởng nhóm FCIM bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn cũng mong muốn dự án được mở rộng, duy trì và phát triển hơn nữa, hỗ trợ thiết bị GPS để các thôn bản chủ động. Ông La Văn Ỏn, Trưởng nhóm FCIM bản Na Lượng 1, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn sẵn sàng tham gia, hướng dẫn cho các bản mở rộng để tiếp tục phát huy hiệu quả.

          Kết thúc buổi Hội thảo, Ông Nguyễn Văn Diện, Phó Cục trưởng, Cục Kiểm lâm kết luận và ghi nhận những kết quả đáng khích lệ của dự án. Dự án cần chuẩn hóa các kết quả này, công bố và biên soạn thành các sổ tay hướng dẫn, để làm cơ sở đề xuất cho các cấp cao hơn. Đặc biệt, là tiếp tục mở rộng và phát huy kết quả của dự án.

 

 

Tin bài, ảnh: CGTT, VPHT

 

 
Dự án EU khác:
LÔ VĂN TIẾN - NHỮNG BƯỚC CHÂN KHÔNG MỎI (18/8/2024)
XỒNG BÁ TU CHUYỆN KỂ BÊN ĐỈNH PHÙ XAI (18/8/2024)
BẢO VỆ RỪNG BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM - GIÁ TRỊ CỦA RỪNG ĐƯỢC THAY ĐỔI TRONG NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG (10/8/2024)
HỘI THẢO KẾT THÚC DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI CƠ SỞ (CSO) TRONG GIÁM SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH REDD+ TẠI VIỆT NAM” (20/7/2024)
HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ĐỘC LẬP (FCIM) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TERRA-I VÀ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG (14/7/2024)
TUYỂN 01 ĐIỀU PHỐI HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (22/6/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN ĐỀ XUẤT MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI FCIM (15/6/2024)
ĐỐI THOẠI LẦN THỨ 10 HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI FCIM RA ĐỊA BÀN 10 XÃ (15/6/2024)
FCIM KỲ SƠN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA,GIÁM SÁT RỪNG THEO CẢNH BẢO HỆ THỐNG TERRA-I (31/5/2024)
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP 2024 (5/5/2024)
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP GIÁM SÁT ĐỘC LẬP THAY ĐỔI RỪNG (FCIM) PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (28/4/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG LẦN THỨ 3 XÃ NA NGOI, LAN TỎA Ý THỨC BẢO VỆ RỪNG ĐẾN THẾ HỆ TRẺ, CHỦ NHÂN CỦA TƯƠNG LAI (31/3/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (18/2/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ CHÍN) (28/1/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “CỘNG ĐỒNG GIÁM SÁT SỰ THAY ĐỔI RỪNG ỨNG DỤNG TERRA-I” TẠI XÃ TAM QUANG (14/1/2024)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358