XÃ TÂY SƠN
Kính mời bà con và các bạn lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án“Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam”.
Trong tháng 11 năm 2021, các nhóm FCIM thôn bản xã Tây Sơn tiếp tục các hoạt động hiện trường theo tiến độ dự án với nhiều kết quả đáng khích lệ. Các nhóm FCIM Huồi Giảng 1, Huồi Giảng 2, Huồi Giảng 3 đã được hướng dẫn quy trình hoàn thiện hồ sơ cho các hoạt động tại hiện trường. Về công tác truyền thông, bản Huồi Giảng 1 được đánh giá thực hiện bài bản, hiệu quả và đa dạng thông tin đến người dân trong bản thông qua các đợt sinh hoạt cộng đồng. Từ đó, người dân bản Huồi Giảng 1 được nghe và hiểu biết hơn về lợi ích lâu dài của các hoạt động giám sát rừng độc lập.
Trong tháng 11 năm 2021, xã Tây Sơn có 02 nhóm FCIM bản Huồi Giảng 1 và Huồi Giảng 2 đã được dự án cấp các khoản tài trợ nhỏ để thực hiện tốt hơn các hoạt động thực địa, giám sát thay đổi rừng và báo cáo kết quả lên hệ thống Terra-i, viết các tin bài truyền thông hoạt động dự án đến bà con nhân dân các thôn bản.
Với nguồn hỗ trợ từ dự án, tháng 11 năm 2021, 3 nhóm FCIM bản Huồi Giảng 1, Huồi Giảng 2 và Huồi Giảng 3 đã tiến hành được 3 đợt thực địa xác nhận 06 điểm cảnh báo mất rừng ở mức độ Trung bình. Các điểm cảnh báo mất rừng thuộc các tiểu khu 458 và 460 do các bản đăng ký theo dõi trong chuỗi hoạt động của dự án. Kết quả thực địa xác nhận có 03 điểm mất rừng là nương rẫy sản xuất của người dân; 02 điểm là đất vườn, 01 điểm là đất trồng cỏ voi của người dân các bản Huồi Giảng 2 và Huồi Giảng 3. Kết quả thực địa đã được báo cáo lên nhóm FCIM cấp xã, huyện và đẩy lên hệ thống Terra-i để các bên liên quan nắm thông tin về hoạt động hiện trường.
Trong thời gian tới, các nhóm FICM thôn bản tiếp tục tiến hành các hoạt động kiểm tra hiện trường thường xuyên để xác nhận các cảnh báo mất rừng; báo cáo kịp thời cho Ban quản lý dự án, chính quyền địa phương (UBND xã) và các bên liên quan nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp ngăn chặn việc mất rừng. Điều này góp phần tăng cường hiệu quả, tính chính xác và minh bạch trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn.
Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo.
XÃ HỮU KIỆM
Kính mời bà con và các bạn lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam”.
Trong tháng 11 năm 2021, với sự hỗ trợ đắc lực của ban FCIM cấp xã Hữu Kiệm, 02 nhóm FCIM bản Khe Tỳ và Na Chảo đã được dự án cấp các khoản tài trợ nhỏ để thực hiện tốt hơn các hoạt động thực địa, giám sát thay đổi rừng và báo cáo kết quả lên hệ thống Terra-i, viết các tin bài truyền thông hoạt động dự án đến bà con nhân dân các thôn bản.
Tính từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 11 năm 2021, trên địa bàn xã Hữu Kiệm xuất hiện thêm 10 điểm cảnh báo mất rừng ở mức độ Trung bình, tập trung chủ yếu ở các tiểu khu 461, 462 và 464. Riêng các tiểu khu 448 và 449 do các bản thuộc dự án đang theo dõi, quản lý, không xuất hiện các điểm cảnh báo mới, công tác bảo vệ rừng của người dân được thực hiện tốt. Trong đó có sự góp phần không nhỏ của các hoạt động truyền thông thường xuyên (2 lần/tháng), giúp người dân nâng cao hiểu biết về các hoạt động giám sát rừng độc lập của các nhóm FCIM, nâng cao ý thức giảm tác động đến rừng.
Trong tháng 11/2021, các nhóm FCIM thôn bản đã tiến hành được 03 đợt thực địa, xác nhận mất rừng theo cảnh báo của hệ thống Terra-i. Trong đó, nhóm FCIM bản Na Lượng 1 đã phát hiện điểm có số thứ tự 33492, thuộc tiểu khu 449, khoảnh 3, lô 1, có biến động rừng, là khu vực rừng hỗn giao tre nứa phục hồi sau nương rẫy. Các kết quả và hình ảnh thực địa đã được nhóm báo cáo lên nhóm FCIM cấp xã và huyện thông qua kênh Zalo; và lên hệ thống Terra-i theo mẫu quy định để các bên liên quan nắm thông tin về hoạt động hiện trường.
Trong thời gian tới, các nhóm FCIM bản Na Lượng 1, Na Chảo, Khe Tỳ sẽ tiếp tục các hoạt động kiểm tra trên địa bàn nhằm thông tin chính xác về tình trạng mất rừng, gửi báo cáo đến UBND xã và các nên liên quan để xử lý kịp thời, hạn chế mất rừng trên địa bàn xã Hữu Kiệm.
Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo.
XÃ NA NGOI
Kính mời bà con và các bạn lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án“Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam” .
Trong tháng 11/2021, trên địa bàn xã Na Ngoi xuất hiện thêm 13 điểm cảnh báo mất rừng, đều ở mức độ Trung bình, có nguồn gốc là rừng tự nhiên; nằm chủ yếu ở các tiểu khu 493 và 482. Riêng các tiểu khu 467 và 495B do các Nhóm FCIM bản Phù Quặc 1, Phù Quặc 2 và Phù Quặc 3 theo dõi, có thêm 2 điểm cảnh báo mất rừng.
Đối với các hoạt động hiện trường, các nhóm FCIM bản được sự hỗ trợ của nhóm FCIM xã Na Ngoi và cán bộ dự án đã hoàn thành được 03 đợt thực địa xác nhận các điểm mất rừng có số thứ tự 6502, 28381, 33634. Kết quả thực địa xác nhận là nương rẫy sản xuất của người dân, trồng lúa và cây hàng năm. Các thành viên thực địa đã ghi chép lại thông tin, chụp hình ảnh báo cáo cho cán bộ dự án, nhóm Zalo FCIM cấp xã, huyện để nắm bắt thông tin.
Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ tốt cho hoạt động của các nhóm FCIM, trong tháng 11/2021, 2 nhóm FCIM bản Phù Quặc 2, Phù Quặc 3 tiếp tục được dự án cấp các khoản tài trợ nhỏ để thực hiện các hoạt động thực địa, giám sát thay đổi rừng và báo cáo kết quả lên hệ thống Terra-i, viết các tin bài truyền thông về hoạt động của dự án. Đặc biệt, các tin bài truyền thông hàng tháng được các thôn bản phát 2 lần, giúp người dân thôn bản hiểu và biết về dự án, ghi nhận công sức của các nhóm FCIM trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã Na Ngoi.
Trong thời gian tới, các nhóm FCIM bản Phù Quặc 1, Phù Quặc 2, Phù Quặc 3 sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động kiểm tra hiện trường nhằm thông tin chính xác về tình trạng mất rừng, gửi báo cáo đến Ban FCIM xã để có biện pháp can thiệp hạn chế tối đa việc mất rừng.
Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo.