Kết quả 1. Sáu (06) Quy chế quản lý, bảo vệ và thu hái bền vững tài nguyên rừng của 6 bản vùng dự án được xây dựng, ký kết và thực hiện bởi cộng đồng.
Kết quả 2. Hai (02) Cơ chế chia sẻ lợi ích giữa BQL RPH Tương Dương và BQL KBTTN Pù Huống với cộng đồng 2 xã vùng dự án được xây dựng, ký kết nhằm tăng cường hiệu quả quản lý bảo vệ rừng và thu hái bền vững cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên, giúp cải thiện 20% thu nhập cho ít nhất 500 hộ dân sau 2 năm.
Kết quả 3. 280 người đại diện cho 600 hộ gia đình đăng ký tham gia Dự án và các tổ chức xã hội được nâng cao năng lực về bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu dưới tán rừng thông qua 8 khóa tập huấn và thực hiện các hoạt động của Dự án.
Kết quả 4. Hai (02) Quỹ sinh kế xoay vòng ở 2 xã vùng dự án được các tổ chức xã hội và cộng đồng xây dựng, vận hành nhằm huy động và quay vòng các nguồn vốn, giúp người dân phát triển sinh kế, mở rộng các mô hình phát triển cây dược liệu dưới tán rừng.
Kết quả 5. Hai (02) vườn ươm giống các loài dược liệu trồng dưới tán rừng được xây dựng giúp người dân có thể tự vận hành việc sản xuất giống cây dược liệu, mỗi năm cho ra từ 10.000 – 15.000 cây giống dược liệu các loại.
Kết quả 6. 18 ha cây dược liệu dưới tán rừng được trồng và sau 02 năm cho thu hoạch lá (Khôi nhung), củ (Bách bộ) và hom hoặc hạt giống (Ba kích tím, Trà hoa vàng, Khôi nhung, Bách bộ), giúp gia tăng ít nhất 20% thu nhập của 500 người sau 2 năm dự án.
Kết quả 7. Trang diễn đàn “Phát triển dược liệu Tây Nghệ An” được thiết lập trên nền tảng Zalo/ Facebook, sau 2 năm có khoảng 500 thành viên là đại diện của chính quyền, doanh nghiệp thu mua, chế biến cây dược liệu, các nhà khoa học tham gia trao đổi thông tin online để hỗ trợ kỹ thuật, kiến nghị chính sách và phát triển thị trường.
Kết quả 8. Truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực và sự tham gia của cộng đồng thông qua hệ thống loa truyền thanh xã và thôn bản, website của CEBR, của BQL Khu DTSQ Tây Nghệ An, Sàn giao dịch nông sản online của Sở NN&PTNT Nghệ An.