ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)
ĐIỀU PHỐI HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs)
1. Bối cảnh
Dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam”, mã số CSO-LA/2019/411-843, do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ nhằm mục tiêu tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội (CSOs) với vai trò là một tác nhân hiệu quả thúc đẩy quá trình quản trị và phát triển ở Việt Nam; xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội (CSOs) và các tổ chức cộng đồng (CBOs) trong lĩnh vực lâm nghiệp, giúp họ hợp tác với nhau và với các cơ quan lâm nghiệp tạo nên nền tảng cơ bản để tham gia hiệu quả vào giám sát các chương trình REDD+. Dự án được Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI) cùng Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đồng tiếp nhận và thực hiện trong vòng 4 năm tại Nghệ An trên 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương trong khu vực 6 xã được lựa chọn bắt đầu từ năm 2020.
Trong năm thứ 3, 18 nhóm FCIM (Giám sát rừng độc lập) của 18 bản kết hợp với 6 ban FCIM cấp xã đã thực hiện được 197 cuộc kiểm tra thực địa để xác nhận diện tích và nguyên nhân, mức độ thiệt hại của các điểm mất rừng mà hệ thống Terra-i cảnh báo. Kết quả cho thấy có 183 điểm mất rừng với diện tích biến động là 128,9 ha. Các ban FCIM xã phối hợp với văn phòng hiện trường thực hiện được 2 chiến dịch truyền thông, biên tập được 24 bản tin với gần 500 lượt phát, thông tin của dự án đã lan tỏa rộng khắp trên 6 xã và 18 thôn bản, đạt mức độ tiếp cận gần 2 nghìn người. Cùng với đó, 2 ban FCIM cấp huyện cùng dự án đã tổ chức được 6 cuộc đối thoại cấp huyện và 01 cuộc đối thoại cấp tỉnh để trao đổi thông tin và ghi nhận các kết quả giám sát diễn biến rừng của mạng lưới Giám sát rừng độc lập tại Nghệ An. Để các hoạt động đi vào thực tiễn và có ý nghĩa hơn với các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của tỉnh và Chương trình REDD+ khu vực Bắc Trung Bộ, Ban quản lý dự án tổ chức hội thảo thường niên nhằm thảo luận về vai trò của cộng đồng, ý nghĩa và cơ hội mở rộng mạng lưới FCIM trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng trong tương lai.
Để tổ chức thực hiện thành công “Hội thảo thường niên về giám sát diễn biến rừng phục vụ chương trình REDD+ của các tổ chức xã hội (CSOs) và cộng đồng (CBOs)”, dự án cần tuyển 01 Điều phối viên thực hiện điều phối chương trình tổ chức tại TP. Vinh, Nghệ An. Sau khoá Hội thảo, Điều phối viên cần viết báo cáo kết quả điều phối chương trình này cho dự án.
2. Mục tiêu
Điều phối 01 cuộc hội thảo thường niên về giám sát diễn biến rừng phục vụ chương trình REDD+ của các tổ chức xã hội (CSOs)và cộng đồng (CBOs) trong khuôn khổ dự án EU có mã số CSO-LA/2029/411-843.
3. Nhiệm vụ
- Phối hợp với Ban quản lý dự án xây dựng Kế hoạch tổ chức hoạt động của 01 01 hội thảo thường niên về giám sát diễn biến rừng phục vụ chương trình REDD+ của các tổ chức xã hội (CSOs) và cộng đồng (CBOs) (3 ngày);
- Điều phối 01 hội thảo thường niên về giám sát diễn biến rừng phục vụ chương trình REDD+ của các tổ chức xã hội (CSOs) và cộng đồng (CBOs) diễn ra tại TP. Vinh (1 ngày);
- Viết báo cáo kết quả điều phối hội thảo thường niên về giám sát diễn biến rừng phục vụ chương trình REDD+ của các tổ chức xã hội (CSOs) và cộng đồng (CBOs) và viết tin bài truyền thông để đăng trên website của dự án (2 ngày).
4. Yêu cầu về sản phẩm
- 01 bản kế hoạch Kế hoạch tổ chức hội thảo thường niên về giám sát diễn biến rừng phục vụ chương trình REDD+ của các tổ chức xã hội (CSOs) và cộng đồng (CBOs);
- 01 báo cáo kết quả điều phối 01 hội thảo thường niên về giám sát diễn biến rừng phục vụ chương trình REDD+ của các tổ chức xã hội (CSOs) và cộng đồng (CBOs);
- 01 bài truyền thông đăng trên website của dự án.
5. Thời gian và kinh phí
- Thời gian thực hiện các hoạt động trong 06 ngày, bắt đầu từ ngày 22/08/2023 đến ngày 27/08/2023, cụ thể như sau:
- Kinh phí: Kinh phí được chi trả theo dự toán Mục 6.12.8 - Phụ lục B Ngân sách hoạt động dự án theo hướng dẫn của UN-EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam phiên bản 2012.
Tỷ giá theo thời điểm thanh toán. Giá trị hợp đồng thanh toán bằng VN đồng
6. Yêu cầu năng lực đối với chuyên gia tư vấn/ đào tạo
- Có bằng cử nhân/thạc sĩ các chuyên ngành liên quan đến lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường;
- Có kinh nghiệm điều phối hoạt động các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu; ứng viên đã tham gia các dự án REDD+;
- Có kinh nghiệm lập kế hoạch điều phối cho các khóa tập huấn, thành thạo kỹ năng dẫn dắt chương trình và xử lý các tình huống trong các khóa đào tạo/tập huấn;
- Có hiểu biết về công nghệ viễn thám và các chương trình giám sát biến động rừng;
- Có kỹ năng viết báo cáo và tin bài truyền thông.
7. Địa điểm làm việc
- Chương trình đối thoại tổ chức tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An;
- Các hoạt động lập kế hoạch điều phối, viết báo cáo và tin bài truyền thông chuyên gia có thể thực hiện tại nơi làm việc.
8. Hình thức tuyển dụng
Tuyển dụng thông qua phỏng vấn đối với các chuyên gia thỏa mãn các điều kiện trên, có CV và kế hoạch hoạt động phù hợp với chuỗi hoạt động của dự án.