VIDEO CLIPS
Video
BẢO VỆ RỪNG BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM - GIÁ TRỊ CỦA RỪNG ĐƯỢC THAY ĐỔI TRONG NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP 2024
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 3 | Tất cả: 132.928
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN UNDP | TIN TỨC, SỰ KIỆN CỦA DỰ ÁN Bản in
 
CÁT CÁNH
Tin đăng ngày: 10/11/2023 - Xem: 75
 

1. Tên loài và đặc điểm

         Cây cát cánh hay còn được có tên gọi khác là kết canh, mộc tiện, bạch dược, phù hổ hay cánh thảo,... Cát cánh có danh pháp khoa học là Platycodon grandiflorum, thuộc họ Hoa chuông (Campanilaceae). Nguồn gốc từ khu vực Đông Bắc của Châu Á và phân bố chủ yếu tại Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên.

Upload

         Củ Cát cánh có chứa các thành phần hóa học như Methyl 2-O-Methylplatyconate-A, Platycodin C, D, A, Polygalin acid, Platycogenic acid, b-D-Glucoside, a-Spinasteryl, a-Spinasterol,...

         Cát canh là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 60-90cm. Lá dưới mọc vòng hoặc đối xứng nhau, không có cuống, phiến lá hình trắng, mép lá có răng cưa to và lá trên thân mọc cách. Rễ củ nạc, bên ngoài có màu vàng nhạt. Hoa cát canh có hình chuông, màu xanh lam và mép có 5 thùy, các thùy có gân nổi rõ. Hoa thường mọc vào tháng 5-8, quả hình trứng ngược vào mùa ở tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

2. Công dụng

         Cát cánh chủ trị các chứng do phong hàn, bế tắc ở phế như cổ họng sưng đau, ho có đờm, tắc tiếng hoặc khàn tiếng... Nó có trong thành phần của các loại thuốc trị long đờm, lợi họng, tiêu mủ. Dùng trong các trường hợp ho nhiều đờm, buồn bực khó chịu trong ngực, hầu họng sưng đau, khàn tiếng, phổi sưng thổ đờm, các vết lở loét mưng mủ... Theo Đông y, Cát cánh có tác dụng tuyên thông phế khí, loại bỏ đờm, tiêu nùng, bài nùng và lợi yết...

Upload

         Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, dược liệu Cát cánh (củ) chứa các chất có tác dụng long đờm, chống viêm nhiễm, trong lá, hoa, và thân, cành Cát cánh đều có chứa saponin. Saponin này có tác dụng phá huyết mạnh hơn saponin trong rễ, kikyosapogenin có tác dụng phá huyết mạnh gấp 2 lần sapogenin của viễn chí (Polygala senega).

         Người ta còn dùng Cát cánh làm cây cảnh vì hoa của nó rất đẹp, chiều cao từ 50 – 80cm rất hợp để trồng thành luống 2 bên đường đi hoặc chân tường.

3. Thu hái và chế biến Cát cánh

         Bộ phận được sử dụng để làm dược liệu là rễ. Vào tháng 2 đến tháng 8 hàng năm, người ta sẽ thu hái rễ cây Cát cánh, rửa sạch và sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Một số cách chế biến vị thuốc cát cánh bao gồm:

         - Đem cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài của rễ cây, rửa sạch sau đó tẩm với nước gạo trong 1 đêm. Xắt mỏng và sao vàng;

         - Bỏ đầu và cuống rễ, rửa sạch sau đó giã nát chung với bách hợp sống, ngâm rễ cát cánh trong một đêm sau đó sao cho khô;

         - Ủ rễ tươi trong một đêm, sau đó cắt thành từng lát mỏng, phơi khô hoặc tẩm mật ong rồi sao vàng.

Upload

4. Các bài thuốc từ Cát cánh

         - Chữa ho nhiều đờm: Cát cánh 9g, sắc uống, chia 2 phần, uống trong ngày. Dùng trong trường hợp ho nhiều đờm, buồn bực khó chịu trong ngực, đau họng, khản tiếng...

         - Chữa sưng phổi: Cát cánh 50g, cam thảo 100g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Dùng cho người phổi sưng nôn ra mủ, vết thương mung mủ nhưng chưa loét.

         - Chữa viêm phổi, viêm phế quản mạn tính: Rau diếp cá 36g, cát cánh 15g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang chia 2 lần.

         - Chữa viêm amiđan cấp tính: Cát cánh 10g, sinh địa 30g, cam thảo 5g, mạch môn đông 12g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang, chia 2 phần, uống trong ngày.

         - Chữa viêm họng cấp tính: Rễ sơn đậu 20g, cát cánh 10g, hoa kim ngân 6g, mạch môn đông 8g. Sắc 2 nước. Uống ngày 1 thang, chia 2 phần, uống trong ngày.

         - Chữa viêm thanh quản: Cát cánh sao 5g, kha tử nướng 5g, cam thảo sao 2g, thục địa 6g. Sắc 2 nước, uống ngày 1 thang, chia 2 phần, uống trong ngày.

         - Chữa viêm phổi, ho đờm có mủ: Cát cánh 15g, nhân hạt bí đao 12g, rau giấp cá 30g, cam thảo 6g. Sắc 2 nước, uống ngày 1 thang, chia 2 phần, uống trong ngày.

         - Giảm ho tiêu suyễn: Huyền sâm 9g, mạch môn đông 9g, cát cánh 9g, cam thảo 3g. Các vị trên nghiền thành bột mịn, trộn đều, rây nhỏ, chia làm 2 gói, mỗi lần 1 gói, hãm với nước sôi trong bình kín. Bài thuốc này giảm ho tiêu suyễn, dùng cho người bị ho do phế âm bất túc.

         - Chè nhuận phổi giảm ho: Huyền sâm 60g, mạch môn đông 60g, cát cánh 30g, cam thảo 15g, ô mai 24g. Tất cả rửa sạch, phơi khô, sao qua và giã nát. Pha uống như trà, mỗi ngày dùng từ 10 – 15 g.

         - Cát cánh cam thảo thang chữa ho tiêu đờm: Cát cánh 4g, cam thảo 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Hoặc Cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200g, cam thảo 60g, trần bì 100g. Các vị tán nhỏ trộn đều, ngày uống 3 – 9g bột này, chia làm 3 lần uống vào sau 2 bữa ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần 1 – 3g. Có thể chế thành cao lỏng.

         - Chữa cam răng, miệng hôi: Cát cánh, hồi hương tán nhỏ trộn đều bôi vào nơi cam răng đã rửa sạch.

         - Chữa cảm ngoại trong lạnh ngoài nóng, sợ rét, không khát, chân tay lạnh, tiêu chảy ra phân sống: Cát cánh 5,7g, bán hạ 7,5g, thương truật 2,8g, trần bì 2,3g, can khương 1,5g, hậu phác 1,5g, nhục quế 1,2g, bạch linh 1,2g, bạch chỉ 1,2g, xuyên khung 1,2g, đương quy 1,2g, bạch thược 1,2g, cam thảo 1,2g (Bài ngũ tích tán).

         - Chữa xuất huyết não, sung huyết não trên cơ sở xơ cứng mạch máu não, có liệt nửa người và mất tiếng hoàn toàn hoặc không hoàn toàn: Cát cánh 3g, hoàng kỳ 15,5g, long đờm 10g, sinh địa 15,5g, đương quy 6g, bạch thược 6g, hạt mơ 10g, hồng hoa 3g, phòng phong 3g, cam thảo 3g, nước 800 ml. Sắc còn 450ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng trong 2 - 3 tháng.

         - Chữa viêm não Nhật Bản B: Cát cánh 4,5g, liên kiều 10g, cam thảo 6g, hoàng cầm 6g, bạc hà 1,5g, dành dành 5g, thạch cao 31g, kim ngân 10g, thanh cao 6g, cúc hoa 10g, nước 300 ml. Đun sôi trong 20 phút, uống hết 1 lần.

         - Chữa một số bệnh ngoài da: Cát cánh 6g, cam thảo 4g, gừng 2g, táo chua (quả) 5g, nước 600ml. Sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Bài này dùng cùng thuốc mỡ bôi.

5. Giá trị thị trường của Cát cánh

         Củ Cát cánh khô thái lát được thu mua giá sỉ 200.000 – 250.000 đ/ kg.

         Ở Lào Cai, Gia đình anh Giàng Seo Tráng, 34 tuổi, ở thôn Lả Gì Thàng là hộ đã tham gia mô hình trồng cây cát cánh lấy giống của huyện từ vụ Đông Xuân 2017- 2018. Niên vụ 2020- 2021, gia đình anh trồng hơn 1ha cây cát cánh, thu 135 triệu đồng, niên vụ 2021- 2022, gia đình anh trồng nhiều nhất xã với diện tích 1,2ha. Anh Sáng cho biết: "Bắt đầu từ tháng 12, cán bộ huyện, xã xuống hướng dẫn thu hoạch, cán bộ trung tâm dịch vụ tổng hợp nông nghiệp huyện đến tận nhà cân mua với giá cao ổn định như trước với mức 20 ngàn đồng/kg củ tươi. Cây cát cánh sinh trưởng và phát triển tốt tại địa phương, năm nay vẫn ổn định song củ bé hơn năm trước đôi chút nên sản lượng có giảm đôi chút song giá cả cao, ổn định, gia đình hi vọng thu hoạch bán trên 100 triệu đồng. Trồng cây cát cánh hơn hẳn các loại cây khác, gấp 3-4 lần trồng cây ngô, lúa...".

Upload

 
Dự án UNDP khác:
GIẢO CỔ LAM – GIÁ TRỊ, KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG, TRỒNG (20/6/2024)
HOÀI SƠN – KỸ THUẬT TRỒNG VÀ NHÂN GIỐNG (19/4/2024)
CÂY BA KÍCH TÍM (Cây ruột gà tím) (17/3/2024)
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ GIEO MẦM XANH DƯỚI ĐẤT RỪNG! (20/1/2024)
“MỞ RỘNG DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG – CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỊ TRƯỜNG” (15/12/2023)
CÁT CÁNH (10/11/2023)
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06, NHỮNG MẦM XANH DƯỢC LIỆU VƯƠN LÊN TRÊN MẢNH ĐẤT YÊN HÒA, NGA MY GÓP PHẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI TÂY NGHỆ AN (26/8/2023)
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN” (25/8/2023)
Dự án “Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tăng thu nhập và bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An” (15/8/2023)
CHÚNG TÔI - PHỤ NỮ, Trao quyền cho cộng đồng từ vườn ươm đến thị trường Việt Nam (21/3/2023)
PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG (19/12/2022)
NGA MY THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG (30/11/2022)
PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN XÃ YÊN HÒA (20/9/2022)
NGHỆ AN MONG MUỐN UNDP TIẾP TỤC HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG (20/9/2022)
THÔNG BÁO KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU (26/7/2022)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358