VIDEO CLIPS
Video
BẢO VỆ RỪNG BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM - GIÁ TRỊ CỦA RỪNG ĐƯỢC THAY ĐỔI TRONG NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP 2024
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 3 | Tất cả: 132.906
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN EU | HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN Bản in
 
HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ĐỘC LẬP (FCIM) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TERRA-I VÀ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG
Tin đăng ngày: 14/7/2024 - Xem: 201
 

          Trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cơ sở trong việc giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam”, hội thảo thường niên về giám sát diễn biến rừng phục vụ chương trình REDD+ của các tổ chức xã hội (CSOs) và cộng đồng (CBOs) đã được tổ chức tại Khách sạn Tiến Anh, TX. Cửa Lò, Nghệ An.

          Tham dự hội thảo thường niên về giám sát diễn biến rừng phục vụ chương trình REDD+ có ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT Nghệ An; ông Dương Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An; đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Nghệ An, Hội KHKT Lâm nghiệp Nghệ An, Trung tâm Môi trường và Tài nguyên sinh học, Hội các ngành Sinh học Nghệ An, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An; đại diện các chủ rừng lớn ở Tây Nghệ An như Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống, Khu BTTN Pù Hoạt, BQL Rừng phòng hộ Tương Dương; đại diện Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm huyện Kỳ Sơn; đại diện UBND huyện Tương Dương và Kỳ Sơn; đại diện UBND các xã thực hiện và mở rộng mạng lưới FCIM gồm Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái, Hữu Kiệm, Tây Sơn, Na Ngoi, Lưu Kiền, Xá Lượng, Tam Hợp, Yên Hòa, Nga My, Yên Na, Hữu Lập; đại diện các tổ chức xã hội huyện Tương Dương và Kỳ Sơn (Hội Nông dân, Hội LHPN, Đoàn thanh niên); đại diện nhóm FCIM các xã Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái, Hữu Kiệm, Tây Sơn, Na Ngoi; cùng các thành viên BQL dự án, tư vấn và chuyên gia truyền thông cho dự án.

Upload

         Đại biểu tham dự Hội thảo thường niên

Khai mạc hội thảo, PGS.TS. Đào Thị Minh Châu, Phó Giám đốc dự án, bày tỏ sự vui mừng và chào đón các đại biểu. Bà Đào Thị Minh Châu nhấn mạnh rằng thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, yêu cầu con người thích ứng và giảm nhẹ. Chương trình REDD+ mang lại lợi ích cho Việt Nam với khoản chi trả 51,5 triệu USD từ Quỹ Đối tác Carbon Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới, giúp tiến gần mục tiêu NDC theo Thỏa thuận Paris. Việt Nam đã giảm phát thải vượt mức hợp đồng với FCPF và có thể bán cho bên thứ ba. Cam kết của Việt Nam với World Bank là hình thành Mạng lưới giám sát rừng độc lập (FCIM). Dự án đã thành công bước đầu, hy vọng mở rộng mạng lưới FCIM ở Nghệ An và 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Hội thảo kỳ vọng thảo luận để nhân rộng mô hình và phát huy thành quả.

Upload

         PGS.TS. Đào Thị Minh Châu, Phó Giám đốc dự án khai mạc hội thảo

Hội thảo được nghe “Báo cáo kết quả hoạt động giám sát thay đổi rừng (FCIM) tại huyện Tương Dương và Kỳ Sơn”, do bà Vi Thị Hiệp, đại diện mạng lưới FCIM huyện Kỳ Sơn và Tương Dương báo cáo. Trong 4 năm thực hiện dự án, các thành viên Ban FCIM xã và Nhóm FCIM thôn bản đã được tập huấn sử dụng phần mềm Terra-i, máy GPS, lập dự toán, xây dựng kế hoạch và thực địa. Họ tham gia 23 hội thảo cấp huyện và tỉnh, triển khai 657 đợt kiểm tra với 3.026 lượt người tham gia, kiểm tra 698 điểm, trong đó 593 điểm cảnh báo từ Terra-i, và 96 điểm do người dân báo. Kết quả cho thấy 593 điểm mất rừng (độ chính xác Terra-i 83%). Ở Tương Dương và Kỳ Sơn, ban FCIM đã phát 233 bản tin, tổ chức 6 chiến dịch truyền thông với gần 2.000 người tham gia, phát hơn 1.500 tờ rơi và treo 6 băng rôn. Terra-i đã chứng minh hiệu quả, giúp giám sát, bảo vệ rừng, phát hiện mất rừng nhanh chóng và phản ánh kịp thời cho chính quyền địa phương. Hội thảo cũng được Chuyên gia kỹ thuật dự án trình bày báo cáo “Terra-i và ứng dụng trong giám sát, quản lý bảo vệ rừng”, của ông Hồ Đình Quang, Hội các ngành Sinh học Nghệ An. Terra-i là phần mềm mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí, chỉ sử dụng dữ liệu vệ tinh sẵn có và miễn phí, rất là linh hoạt để tích hợp các nguồn dữ liệu mới và hệ thống hiện có. Hệ thống rất linh hoạt, càng nhiều phản hồi nhận được từ người sử dụng thì chúng tôi càng hiệu chỉnh mô hình tốt hơn.

Upload

          Bà Vi Thị Hiệp, Đại diện FCIM huyện Tương Dương và Kỳ Sơn, báo cáo kết quả hoạt động mạng lưới FCIM

          Trong phần đối thoại, các đại biểu đại diện cho các nhóm FCIM đã trao đổi thẳng thắng, cởi mở với đại diện các cấp chính quyền và các bên liên quan những nội dung quan trọng:

          a) Thảo luận về khả năng mở rộng mạng lưới FCIM và ứng dụng Terra-i trong giám sát diễn biến rừng của cộng đồng ở vùng miền Tây Nghệ An;

          b) Cách thức mở rộng mạng lưới FCIM từ vùng dự án ra các vùng rừng giao khoán cho cộng đồng trong ở miền Tây Nghệ An nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng phục vụ Chương trình REDD+ ở Nghệ An.

          Hội thảo đã ghi nhận được các ý kiến phát biểu, trao đổi giữa các nhóm FCIM với chính quyền và các bên liên quan (BQL RPH, Kiểm lâm) để mở rộng mạng lưới FCIM và ứng dụng Terra-i trong giám sát diễn biến rừng của cộng đồng ở vùng miền Tây Nghệ An. Ông Nguyễn Danh Hùng, PGĐ Sở NN và PTNT Nghệ An, cho biết Nghệ An có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước với hơn 1,16 triệu ha, độ che phủ rừng năm 2023 đạt 58,33%. Rừng nằm trên địa bàn 367 xã/460 xã phường, với hơn 1 triệu hộ dân sống cạnh và tác động tới rừng. Ngành Lâm nghiệp có tác động lớn đến sinh kế người dân và đồng bào dân tộc, cũng như sức ép mất tài nguyên rừng. Dự án này hướng tới các tổ chức ngoài cơ quan nhà nước tham gia bảo vệ rừng, đặc biệt là người dân nhận khoán bảo vệ rừng của nhà nước. Dự án áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý rừng, sử dụng công nghệ Terra-i. Tuy nhiên, dự án mới tiến hành trên 6 xã/367 xã và 2 huyện/21 huyện thành trong 4 năm, đặt ra câu hỏi về nguồn kinh phí và khả năng hoạt động của 18 nhóm FCIM. Dự án cần mở rộng ra 40 xã để đánh giá chính xác hơn, nhất là ở các huyện có tác động nhiều đến rừng, và có chính sách phù hợp từ cấp dưới lên cấp trên để duy trì mạng lưới FCIM.

Upload

          Ông Nguyễn Danh Hùng, PGĐ Sở NN và PTNT Nghệ An phát biểu

          Đại diện các chủ rừng lớn Miền tây Nghệ An, Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc VQG Pù Mát, mạng lưới FCIM và công nghệ Terra-i rất hữu ích trong công tác theo dõi diễn biến rừng, rất là tiện đối với rừng tổ chức, nên nhân rộng. Nguồn kinh phí của VQG đều có nguồn kinh phí theo dõi diễn biến rừng, vận dụng công nghệ này để theo dõi (lồng ghép), có đầy đủ điều kiện (cán bộ, kỹ thuật) để thực hiện và vận hành công nghệ. Ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc Khu BTTN Pù Hoạt, nhấn mạnh sự cần thiết gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm trong việc bảo vệ rừng, đồng thời áp dụng công nghệ trong quản lý rừng cho chính quyền địa phương để đảm bảo tính mở rộng khi cần thiết. Chính quyền địa phương cần theo dõi và bảo vệ rừng trên diện tích đã giao khoán, sử dụng các công cụ quản lý rừng hiệu quả. Ngân sách từ dịch vụ môi trường rừng có thể dùng để bảo vệ rừng nếu đúng và hiệu quả, và cộng đồng có thể sử dụng công nghệ nếu có sự thống nhất. Dự án này bền vững và có tiềm năng mở rộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ông Võ Minh Sơn, Giám đốc Khu BTTN Pù Huống, cho biết công nghệ có nhiều ưu điểm, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân và tăng cường ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm, giống như “mắt thần”, khiến người vi phạm e ngại. Ông mong muốn mở rộng công nghệ này đến các chủ rừng như Pù Huống, đặc biệt ở các địa bàn phức tạp xa dân cư, để phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Ông cũng đề nghị hỗ trợ tập huấn công nghệ cho các chủ rừng có nguồn lực, phù hợp với cộng đồng, nhằm giám sát và bảo vệ rừng tốt hơn. Nguyễn Thành Dũng, Trưởng ban BQL Rừng phòng hộ Tương Dương, mong muốn mạng lưới được mở rộng thêm, và nếu áp dụng được cho một chủ rừng tổ chức thì sẽ thuận tiện hơn, hỗ trợ rất nhiều điều kiện. Ông nhấn mạnh rằng kết thúc dự án, điều đọng lại là những kiến thức kỹ thuật, tập huấn tuyên truyền, và mở rộng mạng lưới đối với chủ rừng.

Upload

           Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc VQG Pù Mát phát biểu

          Ông Hoàng Văn Huynh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Kỳ Sơn, cho biết thời gian và kinh phí dự án hạn chế, khiến khó chọn xã trọng điểm. Chương trình 230 của Kỳ Sơn trùng lịch giám sát với dự án, nhưng do giám sát độc lập nên phối hợp FCIM gặp khó khăn. Quy hoạch Kỳ Sơn còn nhiều vấn đề về giao đất, giao rừng cần đánh giá thêm. Terra-i nhanh, nhẹ và dễ sử dụng hơn phần mềm kiểm lâm hiện tại. Ông Đậu Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội KHKT Nghệ An, cho rằng dự án cần đánh giá thực trạng trước và sau khi ứng dụng công nghệ, từ đó rút ra hiệu quả so với công nghệ lực lượng kiểm lâm. Để tiếp tục duy trì hiệu quả cần có cơ chế chính sách, chuyển giao công nghệ này cho kiểm lâm, chủ rừng, được chấp nhận, người dân được hưởng, dần đi vào cuộc sống, huyện, chủ rừng sẽ nghĩ ra cách tìm kiếm nguồn để chi trả. Ông Dương Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An, nguồn dịch vụ môi trường rừng (chi mua sắm, chi kiểm tra rừng), nguồn phát thải khí nhà kính Vùng Bắc Trung Bộ. Quỹ không có nguồn để bố trí các hoạt động này, nhưng các xã có nguồn.

Upload

          Ông Hoàng Văn Huynh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Kỳ Sơn phát biểu

          Đại diện các cấp chính quyền, ông Nguyễn Xuân Bắc đánh giá hoạt động dự án là hiệu quả (nâng cao nhận thức người dân so với trước năm 2020, số vụ phá rừng, vi phạm lâm luật hạn chế), mong muốn mở rộng ra toàn xã, phát huy những kết quả đạt được của dự án, duy trì hàng năm bằng nguồn kinh phí nhỏ dịch vụ môi trường rừng, khí nhà kính cho các nhóm FCIM thôn bản.

Upload

Ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm

phát biểu và đánh giá về vai trò của mạng lưới FCIM

          Ông Kha Dương Tuấn, PCT UBND xã Tam Thái cho rằng mạng lưới FCIM đã thay đổi tư duy của thôn bản, thấy nhóm FCIM đi tuần tra rừng thì người dân e ngại, UBND xã sẽ tiếp tục duy trì các tổ này (đã có quy chế hoạt động, hoạt động theo khuôn khổ, có tổ chức), cán bộ phát thanh thôn bản vào để hỗ trợ kinh phí xây dựng bản tin về công tác quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, nguồn lực duy trì cho hoạt động này cần nghiên cứu do đất cộng đồng giao cho các hộ quản lý, ngân sách xã không có, nhưng vẫn mong muốn mở rộng cả 9 bản trong toàn xã.

Upload

Ông Kha Dương Tuấn, PCT UBND xã Tam Thái phát biểu

          Bà Vi Thị Vân, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đình cho rằng, hệ thống này rất thuận lợi, trong năm 2022 đã phát hiện 2 đối tượng phát rừng trồng sắn, năm 2024 phát 1 hộ lấn chiếm đất rừng cũng được xử lý. Thuận lợi cho công tác quản lý ở địa phương tiếp tục mở rộng để quản lý tốt hơn rừng ở địa phương.

Upload

Bà Vi Thị Vân, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đình phát biểu

           Ông Chu Văn Hùng, PCT UBND xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương mong muốn được nhân rộng các kết quả của dự án trên địa bàn xã Lưu Kiền để bảo vệ tốt diện tích hơn 80.000 ha, đặc biệt có những diện tích có nguy cơ mất rừng. Kinh phí hoạt động, xã Lưu Kiền có thể vận dụng từ các nguồn kinh phí tự chủ của xã (kinh phí khoán bảo vệ rừng). Ông Lô Văn Thanh, Phó phòng Phòng NN và PTNT huyện Tương Dương, cho rằng cần bàn sâu các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống Terra-i, mạng lưới FCIM để tìm được giải pháp từ cấp Tỉnh - Huyện - Xã - Người dân, thì mới mở rộng thêm. Huyện Tương Dương mong muốn mở rộng ra toàn huyện, nhưng cần có văn bản, chủ trương từ cấp trên chỉ đạo, áp dụng Terra-I, kinh phí duy trì có thể tận dụng từ kinh phí dịch vụ môi trường rừng. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng NN & PTNT Kỳ Sơn, chương trình cần được phát huy và nhân rộng, tập trung hỗ trợ các nhóm FCIM có điều kiện để tham gia, tích hợp (lồng ghép vào các chương trình nông nghiệp, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025).

Upload

Ông Chu Văn Hùng, PCT UBND xã Lưu Kiền phát biểu

          Hội thảo cũng nhận được các phản hồi từ mạng lưới FCIM các huyện Kỳ Sơn và Tương Dương. Ông Phan Văn Mạnh, FCIM Kỳ Sơn cho rằng công cụ này hiệu quả, vận dụng khá thuận tiện; nếu nhân rộng, để cho nhân dân tìm hiểu và bảo vệ rừng tốt hơn. Ông Phan Văn Mạnh, FCIM Kỳ Sơn cho rằng công cụ này hiệu quả, vận dụng khá thuận tiện; nếu nhân rộng, để cho nhân dân tìm hiểu và bảo vệ rừng tốt hơn. Ông Lô Văn Tiến, ban FCIM xã Tam Quang cho rằng hệ thống cảnh báo rất rõ ràng, chính xác, thực tế kiểm tra, độ chính xác đạt 83%, công tác tuyên truyền, rõ ràng nhận thức, phá rừng, mất rừng cơ bản không có, người dân rất sợ, xử lý hành chính. Ở Tương Dương cũng như Kỳ Sơn, mức độ quan sát còn hạn chế do rừng và đồi núi nên chính quyền địa phương, chủ rừng, thậm chí người dân nhiều nơi mất rừng nhưng không thể phát hiện được, gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý và giám sát rừng. Từ khi được tiếp cận hệ thống Terra-i, một công nghệ hiện đại và hiệu quả, thậm chí rút ngắn thời gian, chính quyền và người dân đều dễ dàng truy cập, theo dõi, giám sát được. Hệ thống Terra-i và mạng lưới FCIM cần được nhân rộng ở các xã chưa thực hiện, nâng cao khả năng phát hiện mất rừng.

Upload

          Ông Lô Văn Tiến đại diện các tổ chức xã hội xã Tam Quang phát biểu

          Bà Đào Thị Minh Châu, nguồn để mở rộng duy trì các hoạt động có thể tận dụng từ dịch vụ môi trường rừng, sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng địa phương, kiểm lâm, lồng ghép với các hoạt động của chính quyền, nguồn diễn biến rừng. Ông Nguyễn Thành Chung, các công nghệ có tính chất tương tự nhau, đều có thể chuyển đổi dữ liệu, có nhiều tính ưu việt (cảnh báo sớm, gần thời gian thực), nhưng do lớp nền chưa chuẩn, thì hệ thống có những nhầm lẫn. Khi thực hiện các chương trình REDD+, cần 1 bên đánh giá độc lập, để minh bạch dữ liệu, cần 1 hệ thống độc lập để tham chiếu, đối chứng. Công cụ này phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý rừng, đây là một công nghệ thân thiện, đồng bộ có thể tiến hành được, nếu nội địa hóa và chủ động ở Việt Nam thì rất tốt (Việt Nam hóa, Nghệ An hóa).

Upload

Ông Nguyễn Thành Chung, Trung tâm tư vấn Phát triển

Lâm nghiệp Nghệ An phát biểu về công nghệ Terra-i

          Thay mặt BQL dự án, bà Đào Thị Minh Châu thống nhất và kết luận các nội dung của hội thảo.

          1) Công cụ Terra-i là công cụ phù hợp nhất đối với các tổ chức xã hội và cộng đồng hiện nay để có thể công bố được một hệ thống giám sát rừng độc lập của các tổ chức xã hội và cộng đồng. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn khắc phục tính chủ động của Terra-i thì có thể xin tiếp Phase 2 (nguồn khác) để Việt Nam hóa, Nghệ An hóa để đẩy dữ liệu của chúng ta lên;

          2) Mạng lưới FCIM rất có giá trị và cần được mở rộng trên địa bàn 2 hueyenj Tương Dương và Kỳ Sơn, thậm chí cả tỉnh Nghệ An và Khu vực Bắc Trung Bộ thông qua 2 giá trị: (i) thúc đẩy cộng đồng tham gia một cách hiệu quả hơn vào công tác bảo vệ rừng, (ii) làm thỏa mãn điều kiện quốc tế để có thể tham gia thực sự vào trong chương trình REDD+, nhận tiền trừ chương trình REDD+ vì tính minh bạch và tăng cường tính minh bạch của nó;

          3) Việc mở rộng mạng lưới FCIM sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực con người và nguồn lực tài chính, có thể nằm chủ yếu từ nguồn tiền bảo vệ rừng, tiền dịch vụ môi trường rừng và tiền từ Quỹ carbon mà ta nhận được. Hầu hết số tiền đó đang đưa về cho các chủ rừng tổ chức, các chủ rừng là UBND xã và hộ gia đình. Vì thế, để khai thác hiệu quả nguồn lực này cho hoạt động mạng lưới FCIM phụ thuộc rất nhiều vào tính chủ động của chính quyền địa phương và đề xuất một văn bản hướng dẫn từ cấp trung ương;

          4) Để vận động được chính sách từ Trung ương cho tới tỉnh Nghệ An thì cần có một thời gian đủ dài và không gian đủ lớn (40 xã thực hiện cái này, đánh giá kết quả, so sánh kết quả đó với các xã khác, công bố kết quả đó để thuyết phục được các cơ quan quản lý từ địa phương đến trung ương).

          Hội thảo đã thống nhất cao với các kết luận và mong muốn mạng lưới FCIM tiếp tục phát triển, cải tiến để ngày càng hiệu quả, đóng góp lớn vào công tác giám sát bảo vệ rừng.

 Tin bài, ảnh: Nguyễn Dũng, ĐPSK

 
Dự án EU khác:
LÔ VĂN TIẾN - NHỮNG BƯỚC CHÂN KHÔNG MỎI (18/8/2024)
XỒNG BÁ TU CHUYỆN KỂ BÊN ĐỈNH PHÙ XAI (18/8/2024)
BẢO VỆ RỪNG BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM - GIÁ TRỊ CỦA RỪNG ĐƯỢC THAY ĐỔI TRONG NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG (10/8/2024)
HỘI THẢO KẾT THÚC DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI CƠ SỞ (CSO) TRONG GIÁM SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH REDD+ TẠI VIỆT NAM” (20/7/2024)
HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ĐỘC LẬP (FCIM) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TERRA-I VÀ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG (14/7/2024)
TUYỂN 01 ĐIỀU PHỐI HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (22/6/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN ĐỀ XUẤT MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI FCIM (15/6/2024)
ĐỐI THOẠI LẦN THỨ 10 HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI FCIM RA ĐỊA BÀN 10 XÃ (15/6/2024)
FCIM KỲ SƠN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA,GIÁM SÁT RỪNG THEO CẢNH BẢO HỆ THỐNG TERRA-I (31/5/2024)
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP 2024 (5/5/2024)
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP GIÁM SÁT ĐỘC LẬP THAY ĐỔI RỪNG (FCIM) PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (28/4/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG LẦN THỨ 3 XÃ NA NGOI, LAN TỎA Ý THỨC BẢO VỆ RỪNG ĐẾN THẾ HỆ TRẺ, CHỦ NHÂN CỦA TƯƠNG LAI (31/3/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (18/2/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ CHÍN) (28/1/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “CỘNG ĐỒNG GIÁM SÁT SỰ THAY ĐỔI RỪNG ỨNG DỤNG TERRA-I” TẠI XÃ TAM QUANG (14/1/2024)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358