VIDEO CLIPS
Video
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 79 | Tất cả: 110,446
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN EU | BẢN TIN DỰ ÁN Bản in
 
BẢN TIN SỐ 8 (THÁNG 04/2021)
Tin đăng ngày: 29/4/2021 - Xem: 309
 

XÃ TÂY SƠN

          Kính mời bà con và các bản lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án“Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam”.

          Trong tháng 03 năm 2021, các thành viên thuộc mạng lưới Giám sát độc lập thay đổi rừng cấp xã Tây Sơn, nòng cốt là thành viên của Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên xã và Nhóm giám sát rừng cộng đồng các thôn bản đã được tham gia khóa tập huấn về sử dụng công nghệ Terra-i trong theo dõi và giám sát mất rừng tại huyện Kỳ Sơn.

          Sau thời gian tập huấn, các thành viên của các nhóm giám sát rừng cộng đồng ở các bản Huồi Giảng 1, Huồi Giảng 2, Huồi Giảng 3 đã nắm được các thao tác cơ bản về sử dụng Terra-i như tra cứu thông tin cảnh báo mất rừng, đọc thông tin và lập kế hoạch thực địa, thực địa xác nhận các điểm mất rừng, báo cáo thực địa theo mẫu phiếu lên hệ thống Terra-i.

          Trong tháng 4 năm 2021, các bản Huồi Giảng 1, Huồi Giảng 2, Huồi Giảng 3 đã tiến hành các bước thực địa hiện trường xác nhận điểm mất rừng theo cảnh báo trên hệ thống Terra-i.

          Bản Huồi Giảng 1 đã đi thực địa xác nhận mất rừng tại các khoảnh 10, 11 thuộc tiểu khu 460 do bản quản lý. Kết quả thực địa tại các điểm cảnh báo mức độ cao có số thứ tự (ID) là 5964, 5978, 6009, 6018, cho thấy một số điểm như 5964 phát hiện là rừng trồng quế đã khai thác, hiện đang tái trồng mới; tái sinh cây bụi, tre nứa hỗn giao; hoặc rừng trồng pơ-mu. Kết quả thực địa đã được các anh Vừ Bá Đồng, Vừ Bá Cha báo cáo lên hệ thống Terra-i.

          Bản Huồi Giảng 2 và 3 chịu trách nhiệm giám sát và quản lý rừng ở tiểu khu 458 trong các khoảnh 6,7,8,9. Các bản cũng đã tiến hành thực địa xác định các điểm có mức cảnh báo trung bình và thấp có số thứ tự là 5058, 5969, 6006, 6180. Các điểm này là rừng trồng hoặc rừng tre nứa hỗn giao, người dân đã khai thác hoặc phát nương rẫy đã lâu, đang trong trạng thái tái sinh, phát triển cỏ và cây bụi nhỏ. Hiện nay, các nhóm Giám sát rừng cộng đồng đang hoàn thiện các báo cáo và gửi lên hệ thống Terra-i.

          Trong thời gian tới, nhóm giám sát bản Huồi Giảng 1 tiếp tục đi các điểm trung bình thuộc các khoảnh 9,10,11 thuộc tiểu khu 460 có số thứ tự là 5935, 5987, 6133, 6153 và 2 nhóm còn lại tiếp tục Giám sát rừng cộng đồng sẽ hoàn thiện tổ chức, tiếp tục xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động kiểm tra hiện trường để xác nhận các cảnh báo mất rừng. Kết quả giám sát sẽ được báo cáo cho Ban quản lý dự án, chính quyền địa phương và sử dụng để đối thoại với các bên liên quan nhằm tìm ra các biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn việc mất rừng. Điều này góp phần tăng cường hiệu quả, tính chính xác và minh bạch trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn.

          Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo.

 

XÃ HỮU KIỆM

 

          Kính mời bà con và các bản lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án“Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam” .

          Trong tháng 03 năm 2021, các thành viên thuộc mạng lưới Giám sát độc lập thay đổi rừng cấp xã Hữu Kiệm, nòng cốt là thành viên của Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên xã và Nhóm giám sát rừng cộng đồng các bản Na Lượng 1, Na Chảo, Khe Tỳ đã được tham gia khóa tập huấn về sử dụng công nghệ Terra-i trong theo dõi và giám sát mất rừng tại huyện Kỳ Sơn.

          Sau thời gian tập huấn, các thành viên của các nhóm giám sát rừng cộng đồng ở các bản Na Lượng 1, Na Chảo, Khe Tỳ đã nắm được các thao tác cơ bản về sử dụng Terra-i như tra cứu thông tin cảnh báo mất rừng, đọc thông tin và lập kế hoạch thực địa, thực địa xác nhận các điểm mất rừng, báo cáo thực địa theo mẫu phiếu lên hệ thống Terra-i.

          Trong tháng 4 năm 2021, các bản Na Lượng 1, Na Chảo, Khe Tỳ đã tiến hành các bước thực địa hiện trường xác nhận điểm mất rừng theo cảnh báo trên hệ thống Terra-i.

          Bản Na Lượng 1 đã đi thực địa xác nhận mất rừng tại điểm có ID 5774 thuộc lô 9, khoảnh 4, tiểu khu 448, có mức độ cảnh báo trung bình, là rừng tự nhiên. Kết quả cho thấy điểm mất rừng là khu vực nương rẫy của người dân, đang phục hồi sau sản xuất. Kết quả này đã được anh Xã Văn Công báo cáo lên hệ thống Terra-i.

          Bản Na Chảo đã đi thực địa xác nhận mất rừng tại điểm có ID 5799 thuộc lô 5, khoảnh 6, tiểu khu 449, có mức độ cảnh báo cao, là loại rừng thường xanh phục hồi. Kết quả thực địa hiện trường cho thấy, điểm cảnh báo là rừng bị suy thoái đang phục hồi có tre nứa hỗn giao. Vị trí này trước đây là nương rẫy, hiện nay đang được bản Na Chảo khoanh nuôi, bảo vệ. Kết quả thực địa đã được chị Vi Thị Hiền báo cáo lên hệ thống Terra-i.

          Bản Khe Tỳ đã đi thực địa xác nhận mất rừng tại điểm có ID 5765 thuộc lô 6, khoảnh 1, tiểu khu 448, có mức độ cảnh báo thấp, là loại rừng trồng. Kết quả thực địa hiện trường cho thấy, vị trí mất rừng là nương rẫy sản xuất của người dân thuộc bản Khe Tỳ từ năm 2014, qua nhiều lần phát dọn thực bì, trồng lúa năm và tại thời điểm kiểm tra đang là bỏ đất trống. Kết quả thực địa đã được anh Cụt Văn Đoàn báo cáo lên hệ thống Terra-i.

          Trong thời gian tới, nhóm giám sát thay đổi rừng tại các thôn bản sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động kiểm tra trên địa bàn nhằm thông tin chính xác về tình trạng mất rừng, gửi báo cáo đến UBND xã, các ngành liên quan can thiệp hạn chế tối đa việc mất rừng trên địa bàn.

          Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo!

 

XÃ NA NGOI

 

          Kính mời bà con và các bản lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án“Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam” .

          Trong tháng 03 năm 2021, các thành viên thuộc mạng lưới Giám sát độc lập thay đổi rừng cấp xã Na Ngoi, nòng cốt là thành viên của Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên xã và Nhóm giám sát rừng cộng đồng các bản Phù Quặc 1, Phù Quặc 2, Phù Quặc 3 đã được tham gia khóa tập huấn về sử dụng công nghệ Terra-i trong theo dõi và giám sát mất rừng tại huyện Kỳ Sơn.

          Sau thời gian tập huấn, các thành viên của các nhóm giám sát rừng cộng đồng ở các bản Phù Quặc 1, Phù Quặc 2, Phù Quặc 3 đã nắm được các thao tác cơ bản về sử dụng Terra-i như tra cứu thông tin cảnh báo mất rừng, đọc thông tin và lập kế hoạch thực địa, thực địa xác nhận các điểm mất rừng, báo cáo thực địa theo mẫu phiếu lên hệ thống Terra-i.

          Trong tháng 4 năm 2021, các bản Phù Quặc 1, Phù Quặc 2, Phù Quặc 3 đã tiến hành các bước thực địa hiện trường xác nhận điểm mất rừng theo cảnh báo trên hệ thống Terra-i.

          Bản Phù Quặc 1 đã đi thực địa xác nhận mất rừng tại điểm có ID 6405 thuộc lô 5, khoảnh 11, tiểu khu 466, có mức độ cảnh báo cao, là rừng tự nhiên. Kết quả cho thấy điểm mất rừng là khu vực phát nương rẫy của người dân, có diện tích khoảng 3,5 ha. Kết quả này đã được anh Mùa Bá Chài báo cáo về FCIM xã Na Ngoi để cập nhập lên hệ thống Terra-i.

          Bản Phù Quặc 2 đã đi thực địa xác nhận mất rừng tại điểm có ID 6315 thuộc lô 5, khoảnh 6, tiểu khu 467, có mức độ cảnh báo trung bình, là loại rừng tự nhiên hỗn giao. Kết quả thực địa hiện trường cho thấy, điểm cảnh báo là khu vực nương rẫy từ năm 2019, có diện tích khoảng 1,3 ha đã phát dọn thực bì, đốt lại để trồng lúa vụ mới. Kết quả thực địa sẽ được anh Hạ Chống Lầu báo cáo lên hệ thống Terra-i.

          Bản Phù Quặc 3 đã tiến hành thực địa xác nhận điểm mất rừng có ID 6458 thuộc lô 5, khoảnh 7, tiểu khu 495B, có mức độ cảnh báo trung bình, là loại rừng tự nhiên hỗn giao. Kết quả thực địa hiện trường cho thấy, vị trí mất rừng là nương rẫy sản xuất của người dân phát dọn từ năm 2019 để trồng lúa, hiện nay phát dọn thực bì lại để trồng lúa. Kết quả thực địa đã được ghi nhận để báo cáo lên hệ thống Terra-i.

          Trong thời gian tới, nhóm giám sát thay đổi rừng tại các thôn bản sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động kiểm tra hiện trường nhằm thông tin chính xác về tình trạng mất rừng, gửi báo cáo đến nhóm FCIM xã có biện pháp can thiệp hạn chế tối đa việc mất rừng.

          Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo!

 
Dự án EU khác:
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG LẦN THỨ 3 XÃ NA NGOI, LAN TỎA Ý THỨC BẢO VỆ RỪNG ĐẾN THẾ HỆ TRẺ, CHỦ NHÂN CỦA TƯƠNG LAI (31/3/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (18/2/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ CHÍN) (28/1/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “CỘNG ĐỒNG GIÁM SÁT SỰ THAY ĐỔI RỪNG ỨNG DỤNG TERRA-I” TẠI XÃ TAM QUANG (14/1/2024)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ HỮU KIỆM (31/12/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ TÂY SƠN (26/11/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG Ở XÃ NA NGOI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TERRA-I (28/10/2023)
CHUYÊN GIA GIÁM SÁT ĐỊNH HƯỚNG KẾT QUẢ (ROM) ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CSO-LA/2019/411-843 Ở HIỆN TRƯỜNG NGHỆ AN (30/09/2023)
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA (16/09/2023)
HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (31/08/2023)
TUYỂN 01 ĐIỀU PHỐI HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (12/8/2023)
TRẢ NỢ RỪNG XANH (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ TÁM) (20/8/2023)
FCIM HỮU KIỆM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUẦN TRA, GIÁM SÁT RỪNG THÔNG QUA FCIM THÔN BẢN (30/07/2023)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358