VIDEO CLIPS
Video
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 63 | Tất cả: 110,430
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN EU | BẢN TIN DỰ ÁN Bản in
 
BẢN TIN SỐ 12 (THÁNG 08/2021)
Tin đăng ngày: 31/8/2021 - Xem: 357
 

           Kính mời bà con và các bạn lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án“Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam”.

           Trong 6 tháng vừa qua, các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) và tổ chức cộng đồng (CBOs) ở huyện, xã và các thôn bản vùng dự án đã được tập huấn và nâng cao năng lực sử dụng hệ thống Terra-i để giám sát thay đổi rừng và thu được một số kết quả nhất định. Để các kết quả giám sát của các nhóm FCIM được sử dụng hiệu quả, có ý nghĩa hơn với các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của địa phương và Chương trình REDD+, Ban quản lý dự án đã tổ chức các cuộc họp hàng quý nhằm bàn bạc về việc sử dụng và công bố các kết quả đã có và định hướng các hoạt động trong thời gian tới của dự án.

           Tham gia cuộc họp về giám sát độc lập diễn biến rừng của các nhóm FCIM ở huyện Kỳ Sơn có đại diện của UBND huyện Kỳ Sơn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Rừng phòng hộ Kỳ Sơn, Hạt kiểm lâm Kỳ Sơn; Cán bộ Kiểm lâm địa bàn các xã Tây Sơn, Hữu Kiệm, Na Ngoi; đại diện UBND các xã Tây Sơn, Hữu Kiệm, Na Ngoi; và đại diện các nhóm FCIM của 9 bản dự án.

           Tại cuộc hợp, các đại biểu đã thảo luận và thống nhất nhiều nội dung về: (1) mức độ hợp lý và độ tin cậy của mạng lưới giám sát độc lập thay đổi rừng (FCIM); (2) kết quả giám sát của hệ thống Terra-i và hỗ trợ cho công tác giám sát, quản lý, bảo vệ, phát triển rừng cho các chủ rừng là tổ chức và cơ quan quản lý rừng tại huyện Kỳ Sơn; (3) cơ chế chia sẻ thông tin giữa mạng lưới FCIM với chính quyền địa phương (UBND xã), các cơ quan quản lý rừng và các chủ rừng là tổ chức; (4) các giải pháp hạn chế mất rừng, suy thoái rừng mà mạng lưới FCIM có thể phối hợp, tham gia với các bên liên quan để hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.

           Cuộc họp đã thu nhận được nhiều ý kiến góp ý, phát biểu rất trọng tâm và hiệu quả của Ông Thò Bá Rê (Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, thành viên Ban chỉ đạo dự án), Ông Hoàng Văn Huynh (Hạt Kiểm lâm Kỳ Sơn), Ông Nguyễn Tất Cường (Ban quản lý Rừng phòng hộ Kỳ Sơn), Ông Hờ Bá Xểnh (Cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã Tây Sơn và Hữu Kiệm); Ông Mùa Bá Giờ (Chủ tịch UBND xã Na Ngoi); Ông Vừ Bá Đồng (FCIM bản Huồi Giảng 1); Bà Hoa Thị Lung (FCIM bản Khe Tỳ), Ông Mùa Bá Chài (FCIM bản Phù Quặc 1) về các kết quả giám sát của nhóm FCIM dự án, tính chính xác và các giải pháp để hoạt động trong thời gian tới hiệu quả hơn.

           Trong thời gian tới, Ban quản lý dự án sẽ thường xuyên phối hợp với các bên liên quan để thông tin kịp thời và chính xác các kết quả của nhóm FCIM; nhằm tìm kiếm được nguyên nhân, đề xuất các hành động từ cấp chính quyền để quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả hơn.

           Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở các bản tin tiếp theo.

 
Dự án EU khác:
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG LẦN THỨ 3 XÃ NA NGOI, LAN TỎA Ý THỨC BẢO VỆ RỪNG ĐẾN THẾ HỆ TRẺ, CHỦ NHÂN CỦA TƯƠNG LAI (31/3/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (18/2/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ CHÍN) (28/1/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “CỘNG ĐỒNG GIÁM SÁT SỰ THAY ĐỔI RỪNG ỨNG DỤNG TERRA-I” TẠI XÃ TAM QUANG (14/1/2024)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ HỮU KIỆM (31/12/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ TÂY SƠN (26/11/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG Ở XÃ NA NGOI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TERRA-I (28/10/2023)
CHUYÊN GIA GIÁM SÁT ĐỊNH HƯỚNG KẾT QUẢ (ROM) ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CSO-LA/2019/411-843 Ở HIỆN TRƯỜNG NGHỆ AN (30/09/2023)
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA (16/09/2023)
HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (31/08/2023)
TUYỂN 01 ĐIỀU PHỐI HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (12/8/2023)
TRẢ NỢ RỪNG XANH (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ TÁM) (20/8/2023)
FCIM HỮU KIỆM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUẦN TRA, GIÁM SÁT RỪNG THÔNG QUA FCIM THÔN BẢN (30/07/2023)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358