VIDEO CLIPS
Video
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 5 | Tất cả: 110,582
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN EU | BẢN TIN DỰ ÁN Bản in
 
BẢN TIN SỐ 14 (THÁNG 10/2021)
Tin đăng ngày: 31/10/2021 - Xem: 312
 

XÃ TÂY SƠN

          

           Kính mời bà con và các bạn lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án“Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam”.

             Trong thời gian qua, trên địa bàn xã Tây Sơn không xuất hiện nhiều các điểm mất rừng, có 09 điểm cảnh báo mức độ trung bình kể từ tháng 09/2021. Các điểm cảnh báo mất rừng đều có nguồn gốc tự nhiên, thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ Kỳ Sơn. Trong đó, tập trung chủ yếu ở tiểu khu 458 và 460, do các nhóm FCIM Huồi Giảng 1, Huồi Giảng 2 và Huồi Giảng 3 quản lý, thực hiện theo dõi.

           Đặc biệt, trong tháng 10/2021, địa bàn xã chịu ảnh hưởng các đợt áp thấp của các cơn bão số 7 và số 8, mưa lớn kéo dài, nước các khe suối dâng cao, khiến cho công tác đi thực địa xác nhận mất rừng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, sau khi nhận được thông tin cảnh báo từ hệ thống Terra-i, các nhóm FCIM đã tiến hành lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị phục vụ đi hiện trường theo chỉ đạo của Ban FCIM xã Tây Sơn.

           Khắc phục những khó khăn trên, nhóm FCIM thôn bản đã thực địa hiện trường và xác nhận được 4 điểm mất rừng theo cảnh báo của hệ thống Terra-i, có số thứ tự là 29820, 29822, 29833, 29834, thuộc tiểu khu 460. Kết quả thực địa cho thấy, có 2 điểm cảnh báo mất rừng theo cảnh báo là 29833 và 29834, các điểm còn lại là các khu vực rừng hỗn giao, phục hồi. Trong đó, điểm 29833 là nương rẫy sản xuất của người dân, với diện tích khoảng 400 m2, hiện đang trồng gừng; còn điểm 29834 là nương rẫy sắn, kết hợp rừng trồng. Các kết quả này đã được nhóm FCIM thôn bản gửi cho nhóm FCIM cấp xã và các bên liên quan, đồng thời báo cáo lên hệ thống Terra-i.

           Trong thời gian tới, các nhóm FICM thôn bản tiếp tục tiến hành các hoạt động kiểm tra hiện trường thường xuyên để xác nhận các cảnh báo mất rừng; báo cáo kịp thời cho Ban quản lý dự án, chính quyền địa phương (UBND xã) và các bên liên quan nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp ngăn chặn việc mất rừng. Điều này góp phần tăng cường hiệu quả, tính chính xác và minh bạch trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn.

           Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo.

 

XÃ HỮU KIỆM

 

           Kính mời bà con và các bạn lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam”.

           Trong tháng 10/2021, Ban FCIM xã Hữu Kiệm và các Nhóm FCIM bản Na Lượng 1, Khe Tỳ và Na Chảo tiếp tục có những hoạt động hiện trường, tham gia vào công tác giám sát rừng trên địa bàn xã, theo các cảnh báo được thông tin trên hệ thống Terra-i. Tính từ đầu tháng 09/2021 đến nay, trên địa bàn chỉ xuất hiện thêm 4 điểm cảnh báo mới ở mức trung bình và thấp, trong đó có 3 điểm thuộc các tiểu khu 448 và 449 do các bản thuộc dự án đang theo dõi, quản lý.

T           Thời gian qua, thời tiết trên địa bàn Hữu Kiệm diễn biến phức tạp, chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, không khí lạnh kết hợp với bão số 8, gây mưa lớn cục bộ liên tục, đi lại rất khó khăn, làm cho công tác giám sát rừng của các nhóm FCIM chậm trễ. Đây cũng chính là các hiện tượng thời tiết cực đoan, biểu hiện của biến đổi khí hậu và là hậu quả của việc chặt phá rừng, bảo vệ không tốt “lá phổi xanh” của trái đất. Vì thế, các nhóm FCIM đã ý thức được vai trò của công tác giám sát, bảo vệ rừng, tuyên truyền cho bà con nhân dân bảo vệ các khu rừng quanh bản, hạn chế biến đổi khí hậu.

            Mặc dù vậy, nhưng trong tháng 10/2021, các nhóm FCIM thôn bản đã tiến hành được các đợt thực địa, xác nhận mất rừng theo cảnh báo của hệ thống Terra-i. Trong đó, nhóm FCIM bản Na Lượng 1 đã phát hiện điểm có số ID 29491, thuộc tiểu khu 448, khoảnh 7, lô 23, có biến động rừng, là khu vực rừng hỗn giao tre nứa phục hồi sau nương rẫy. Các kết quả và hình ảnh thực địa đã được nhóm báo cáo lên nhóm FCIM cấp xã và huyện thông qua kênh Zalo; và lên hệ thống Terra-i theo mẫu quy định để các bên liên quan nắm thông tin về hoạt động hiện trường.

           Trong thời gian tới, các nhóm FCIM bản Na Lượng 1, Na Chảo, Khe Tỳ sẽ tiếp tục các hoạt động kiểm tra trên địa bàn nhằm thông tin chính xác về tình trạng mất rừng, gửi báo cáo đến UBND xã và các nên liên quan để xử lý kịp thời, hạn chế mất rừng trên địa bàn xã Hữu Kiệm.

           Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo.

 

XÃ NA NGOI

          

           Kính mời bà con và các bạn lắng nghe bản tin về các hoạt động của dự án“Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam” .

           Kể từ ngày 03/09/2021, trên địa bàn xã Na Ngoi xuất hiện thêm 16 điểm cảnh báo mất rừng, đều ở mức độ Trung bình, có nguồn gốc là rừng tự nhiên; nằm chủ yếu ở các tiểu khu 465 và 480. Riêng các tiểu khu 466, 467 và 495B do các Nhóm FCIM bản Phù Quặc 1, Phù Quặc 2 và Phù Quặc 3 theo dõi, có rất ít điểm cảnh báo mất rừng (từ 1- 2 điểm). Điều này cho thấy, công tác bảo vệ rừng và ý thức của người dân các bản đã dần được nâng cao thông qua các hoạt động tuyên tuyền của dự án. Mặt khác, đây là thời điểm các nương rẫy đã vào chính vụ, ít có hoạt động tác động lên rừng như phát thực bì hoặc đốt dọn cỏ. Đồng thời, trong tháng 10/2021, thời tiết biến đổi có nhiều bất lợi, mưa và sương mù, đi lại khó khăn, nên người dân hạn chế vào rừng.

           Cũng trong tháng 10/2021, các nhóm FCIM vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động thực địa hiện trường theo kế hoạch. Các điểm mất rừng được xác nhận là 7010 và 30409 theo cảnh báo trên hệ thống Terra-i, thuộc tiểu khu 466. Kết quả cho thấy đây là nương rẫy sản xuất của người dân, trồng lúa và cây hàng năm. Các thành viên thực địa đã ghi chép lại thông tin, chụp hình ảnh báo cáo cho cán bộ dự án, nhóm Zalo FCIM cấp xã, huyện để nắm bắt thông tin.

           Trong thời gian tới, các nhóm FCIM bản Phù Quặc 1, Phù Quặc 2, Phù Quặc 3 sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động kiểm tra hiện trường nhằm thông tin chính xác về tình trạng mất rừng, gửi báo cáo đến Ban FCIM xã để có biện pháp can thiệp hạn chế tối đa việc mất rừng.

           Cảm ơn bà con đã lắng nghe bản tin ngày hôm nay, hẹn gặp lại bà con ở bản tin tiếp theo.

 
Dự án EU khác:
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG LẦN THỨ 3 XÃ NA NGOI, LAN TỎA Ý THỨC BẢO VỆ RỪNG ĐẾN THẾ HỆ TRẺ, CHỦ NHÂN CỦA TƯƠNG LAI (31/3/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (18/2/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ CHÍN) (28/1/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “CỘNG ĐỒNG GIÁM SÁT SỰ THAY ĐỔI RỪNG ỨNG DỤNG TERRA-I” TẠI XÃ TAM QUANG (14/1/2024)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ HỮU KIỆM (31/12/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ TÂY SƠN (26/11/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG Ở XÃ NA NGOI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TERRA-I (28/10/2023)
CHUYÊN GIA GIÁM SÁT ĐỊNH HƯỚNG KẾT QUẢ (ROM) ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CSO-LA/2019/411-843 Ở HIỆN TRƯỜNG NGHỆ AN (30/09/2023)
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA (16/09/2023)
HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (31/08/2023)
TUYỂN 01 ĐIỀU PHỐI HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (12/8/2023)
TRẢ NỢ RỪNG XANH (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ TÁM) (20/8/2023)
FCIM HỮU KIỆM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUẦN TRA, GIÁM SÁT RỪNG THÔNG QUA FCIM THÔN BẢN (30/07/2023)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358