VIDEO CLIPS
Video
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 17 | Tất cả: 110,384
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN EU | CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH Bản in
 
QUANG THỊ KHIÊM, TIẾP BƯỚC GIỮ RỪNG GIỮ ĐẤT CHO QUÊ HƯƠNG
Tin đăng ngày: 31/8/2022 - Xem: 518
 

          “Khi chúng tôi chưa qua lớp tập huấn thì khâu bảo vệ rừng này rất là phức tạp. Từ khi được dự án hỗ trợ tập huấn thì thuận tiện hơn và nhân dân cũng hiểu rõ hơn về tác hại của mất rừng. Qua hỗ trợ của Tera-I, chúng tôi cũng phát hiện dễ dàng hơn mấy điểm mất rừng”. Đó là phát biểu của chị Quang Thị Khiêm, trưởng nhóm FCIM bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, huyện Tương Dương. Tham gia dự án giám sát, bảo vệ rừng, chị đã được tiếp thêm sức mạnh để thực hiện ý nguyện “Giữ đất quê hương”.

          GIỮ ĐẤT QUÊ HƯƠNG

          Khi rừng cây sang lẻ đã đổ bóng dài lên những mái nhà sàn của bà con người Thái ở Tương Dương, chúng tôi tìm đến nhà chị Khiêm, bản Quang Thịnh, xã Tam Đình. Sự xuất hiện này của Ban quản lý dự án là hoàn toàn bất ngờ, như mong muốn của Tiến sĩ Đào Minh Châu, Phó giám đốc: “Chúng ta tự tìm vào nhà bạn ấy xem bạn ấy đang làm gì, vì hôm nay cũng là ngày các trưởng nhóm FCIM thôn bản phải tổng hợp báo cáo”.

          Dưới hiên nhà sàn, thấp thoáng hình ảnh cô gái Thái đang cặm cụi ghi chép bên chiếc bàn đã nhuốm màu thời gian. Cô không khỏi bất ngờ trước sự xuất hiện của đoàn ban quản lý dự án. Sau những cái bắt tay thật chặt, bên ấm nước chè xanh, câu chuyện của Quang Thị Khiêm lôi cuốn tất cả những ai có mặt trong ngôi nhà sàn này.

Upload

Upload

       Quang Thị Khiêm theo dõi bản đồ giám sát rừng Tera-i

            SINH RA TỪ RỪNG

          Người con gái dân tộc Thái sinh ra trên chính mảnh đất này. Tuổi thơ của cô gắn bó với núi rừng, sông suối Tương Dương. Lên 6 tuổi, Khiêm đã vào rừng, lên rẫy cùng bố mẹ đào củ, bẻ măng, mưu sinh như biết bao trẻ em trong bản. Đó cũng chính là lúc Khiêm nghe thấy âm thanh từ những chiếc cưa máy, tiếng cây đổ, tiếng trâu kéo gỗ từ rừng về. Tuy nhiên, cũng như bao con người đang sinh sống nơi đây, nó trở thành thứ âm thanh quen thuộc, không tác động đến xúc cảm của cô bé.

          Cho đến năm học cấp 3, khi trên quãng đường về nhà, Quang Thị Khiêm phải đi qua rừng cổ thụ săng lẻ, nơi mà người dân Tương Dương vẫn xem là báu vật của của cả cộng đồng. Những dịp dừng chân nghỉ ngơi nơi cánh rừng này, Khiêm được nghe, được chứng kiến câu chuyện về về ông Vi Chính Nghĩa, một người con của đất Tương Dương, khi nghỉ hưu theo chế độ, đã tình nguyện dựng nhà nơi đây để giữ lấy cánh rừng.

          - Sao ông không về nhà mà ở? Sao ông không cho người ta chặt cây để làm thuyền, làm nhà? Sao ông không nghỉ cho khỏe?

           Hàng loạt câu hỏi ấy của cô bé người Thái và chúng bạn được ông Nghĩa trả lời bằng một câu hỏi khác:

          - Thế các cháu có thích nghỉ ngơi ở đây không?

          Chỉ là một câu hỏi như thế, nhưng đã tác động đến nghĩ suy của một cô bé vừa mới lớn. Quang Thị Khiêm trở về nhà, vẫn văng vẳng bên tai câu hỏi của ông Nghĩa, cũng như những âm thanh náo loạn cô thường nghe thấy trong những lần đeo gùi vào rừng. Vậy là từ đây một suy nghĩ khác đã được hình thành trong cô.

         Upload

Upload

 Rừng săng lẻ Tam Đình, Tương Dương

            TRỞ VỀ VỚI RỪNG

          Tốt nghiệp cấp 3, Quang Thị Khiêm xuống thành phố, tiếp tục theo học ở trường Cao đẳng kinh tế. Ngành nghề mà cô lựa chọn là công nghệ thông tin, với mong muốn: khi học xong sẽ trở về quê hương, đem thứ ánh sáng văn minh này tới cho đồng bào mình. Kết thúc chương trình học, dự định của Khiêm không trở thành hiện thực, khi cô gái trẻ không tìm được việc làm nơi huyện nhà. Tuy nhiên, cô không nản chí. Ngược lại, trở về quê, Khiêm tích cực tham gia các phong trào của địa phương. Đặc biệt, với sự nhanh nhẹn, tháo vát của mình, cô nhanh chóng được bầu vào đội ngũ Ban quản lý bản, rồi được kết nạp vào Đảng. Chỉ ít năm sau, cô đã trở thành một trong những nữ bí thư chi bộ bản khá hiếm hoi trên toàn huyện Tương Dương. Nhận thức rõ trách nhiệm của mình, Quang Thị Khiêm xắn tay vào cùng Ban quản lý bản xây dựng một hương ước mới, trong đó, vấn đề giữ rừng được xem như một sứ mệnh đặc biệt của cộng đồng cư dân nơi đây. Nói là làm, không chỉ vận động, tuyên truyền, Bí thư Khiêm đã chỉ đạo hình thành một tổ quản lý, bảo vệ rừng, và chính chị là người trực tiếp chỉ huy. Đôi chân của nữ bí thư đã trải dài trên những cung đường tuần tra, để tiếng máy cưa, máy xẻ dần trở nên thưa thớt trong những cánh rừng đại ngàn. Thế nhưng, sức lực con người là có hạn, tổ bảo vệ rừng của bản Quang Thịnh không thể quán xuyến hết tất cả những vi phạm, xâm hại rừng vẫn còn diễn ra trên mảnh đất này. Cho tới một ngày…

            CÓ MỘT CÂY LÀ CÓ RỪNG, VÀ RỪNG SẼ LÊN XANH…

          Tiếng loa phát thanh của bản từ sáng sớm thức chúng tôi dậy bằng bài hát “Một rừng cây, một đời người”. Một buổi sáng tinh sương trong lành nơi mảnh đất miền Tây xứ Nghệ. Đó là nhã ý của bí thư Quang Thị Khiêm sau một đêm đoàn công tác tá túc ở nhà chị, được lắng nghe câu chuyện chị kể về hành trình đến với rừng; cũng là cách để truyền tình yêu rừng đến với mọi thế hệ đang sinh sống ở bản.

          Từ 2 năm nay, khi trở thành thành viên của dự án giám sát, bảo vệ rừng độc lập, công việc của chị đã đỡ phần vất vả. Điều này có được từ sự can thiệp của công nghệ viễn thám trong chương trình bảo vệ rừng. Chị Khiêm càng vui hơn bởi những kiến thức về công nghệ thông tin mà chị đã học được, nay dường như đã được đánh thức trở lại. Chị được bầu làm trưởng nhóm FCIM của bản bởi khả năng đáp ứng tốt, sử dụng nhanh các phương tiện công nghệ mà dự án yêu cầu. Sáng nay, nhóm FCIM Quang Thịnh sẽ có một cuộc họp, để chuẩn bị cho kỳ giám sát rừng tiếp theo trong khuôn khổ của dự án. 10 thành viên của bản, dưới sự hướng dẫn của Trưởng nhóm - Bí thư Quang Thị Khiêm, giờ đây đã có thể sử dụng thành thục hệ thống bản đồ Tera-I, báo cáo chính xác những thông tin được mất rừng diễn ra trong định kỳ 15 ngày vừa qua. Nhắc nhở các thành viên trong nhóm lưu ý thực hiện đúng và hiệu quả các phần việc, nhiệm vụ của mình, Trưởng nhóm FCIM không quên dặn dò mọi người: Không chỉ giám sát, chúng ta còn cần tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con trong bản tiếp cận với hệ thống này, để việc gìn giữ, bảo vệ rừng ngày càng được lan tỏa và đạt hiệu quả cao nhất.

Upload

        Quang Thị Khiêm hội ý cùng nhóm FCIM bản Quang Thịnh

          Ngay trong buổi hội ý, một thông tin về việc mất rừng được cập nhật qua hệ thống Tera-I. “Đi kiểm tra hiện trường và làm báo cáo luôn!” Đó là chỉ đạo của trưởng nhóm FCIM Quang Thị Khiêm. Vậy là chúng tôi có dịp tận mục sở thị công việc của nhóm FCIM Quang Thịnh. Sau 30 phút đi xe máy, rồi đi bộ men theo bìa rừng, theo bản đồ định tuyến trên thiết bị vệ tinh cầm tay, chúng tôi có mặt ở tiểu khu 664. Khoảnh rừng bị thay đổi là nơi một hộ gia đình vừa phát cây để làm rẫy dưa. Trong khi một số thành viên trong nhóm thực hiện các quy trình chụp ảnh, ghi chép hiện trạng mất rừng; Trưởng nhóm Quang Thị Khiêm cùng một thành viên nhanh chóng tìm ra chủ nhân của rẫy dưa này. Câu chuyện giữa họ sau đó được giao tiếp bằng tiếng Thái nên chúng tôi không thể hiểu được. Nhưng nhìn cử chỉ thân thiện và cái bắt tay khi kết thúc công việc, chúng tôi biết Khiêm đã làm một việc gì đó, nói điều gì đó đủ sức thuyết phục chủ rẫy dưa.

          - Em nói với họ rằng: một cái cây trong vùng này mất đi, chúng tôi cũng nắm được qua hệ thống bản đồ này. Việc sản xuất trên nương rẫy của bà con không ai cấm, nhưng sản xuất mà xâm hại đến rừng thì rõ ràng là vi phạm pháp luật, chúng tôi có trách nhiệm giám sát và bảo vệ.

          Đó là lời giải thích của Khiêm khi chúng tôi có ý tìm hiểu về cuộc trò chuyện.

          - Vậy như những công dân này có bị xử phạt theo hương ước của bản không?

          - Tổ quản lý rừng của bản sẽ rà soát, nếu họ vi phạm lần đầu thì biện pháp xử lý sẽ là: yêu cầu họ trồng lại tổng số cây đã bị chặt; vi phạm lần thứ hai thì sẽ bị phạt tiền, đóng góp vào quỹ bảo vệ rừng của bản; lần thứ 3 thì hình thức xử phạt sẽ tăng thêm… Nhưng từ trước đến nay, chưa ai vi phạm đến lần thứ 3 cả.

Upload

Upload

Upload

 Quang Thị Khiêm cùng nhóm FCIM kiểm tra hiện trạng mất rừng

          Câu chuyện của nữ trưởng nhóm FCIM Quang Thịnh, bí thư Quang Thị Khiêm được chúng tôi viết nên từ một chuyến đi thực tế như vậy. Sẽ vẫn còn chưa đủ đối với những đóng góp của chị cho phong trào gìn giữ, bảo vệ màu xanh từ chốn đại ngàn này. Bởi với Khiêm, rừng giờ đây đã trở thành máu thịt, “có một cây là có rừng, và rừng sẽ lên xanh, rừng giữ đất quê hương”. Và chúng tôi sẽ còn gặp lại Quang Thị Khiêm./.

Ngọc Dũng.

 
Dự án EU khác:
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG LẦN THỨ 3 XÃ NA NGOI, LAN TỎA Ý THỨC BẢO VỆ RỪNG ĐẾN THẾ HỆ TRẺ, CHỦ NHÂN CỦA TƯƠNG LAI (31/3/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (18/2/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ CHÍN) (28/1/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “CỘNG ĐỒNG GIÁM SÁT SỰ THAY ĐỔI RỪNG ỨNG DỤNG TERRA-I” TẠI XÃ TAM QUANG (14/1/2024)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ HỮU KIỆM (31/12/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ TÂY SƠN (26/11/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG Ở XÃ NA NGOI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TERRA-I (28/10/2023)
CHUYÊN GIA GIÁM SÁT ĐỊNH HƯỚNG KẾT QUẢ (ROM) ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CSO-LA/2019/411-843 Ở HIỆN TRƯỜNG NGHỆ AN (30/09/2023)
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA (16/09/2023)
HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (31/08/2023)
TUYỂN 01 ĐIỀU PHỐI HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (12/8/2023)
TRẢ NỢ RỪNG XANH (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ TÁM) (20/8/2023)
FCIM HỮU KIỆM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUẦN TRA, GIÁM SÁT RỪNG THÔNG QUA FCIM THÔN BẢN (30/07/2023)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358