VIDEO CLIPS
Video
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 29 | Tất cả: 110,606
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN COFFEE | TIN TỨC, HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN Bản in
 
SRD CÙNG CEBR TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN
Tin đăng ngày: 14/5/2023 - Xem: 118
 

           Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đã được Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) lựa chọn làm Đối tác thứ Ba để thực hiện nghiên cứu về “Đánh giá thực trạng phát triển cà phê Arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam”. Vì vậy, trong thời gian từ ngày 24/04/2023 đến ngày 28/04/2023, SRD cùng CEBR, tiến hành điều tra phỏng vấn thực địa tại Nghệ An ở TX. Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn, nơi còn các hộ gia đình trồng cà phê Arabica.

           Đoàn công tác đã làm việc với cán bộ UBND TX. Thái Hòa về hiện trạng trồng và sản xuất cà phê ở địa phương (diện tích, loại đất trồng, sản lượng, năng suất, các hình thức trồng xen). Kết quả cho thấy, trong những năm qua diện tích cà phê Arabica trên địa bàn giảm mạnh, chỉ còn tậ trung ở các nông trường như Nông trường Tây Hiếu 1 khoảng 40 ha (xã Tây Hiếu), Nông trường Đông Hiếu khoảng 20 ha (xã Đông Hiếu). Trước đây, cà phê Arabica là cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập cao cho người dân, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu. Tuy nhiên, trước thay đổi cơ cấu nông nghiệp, chiến lược sản xuất của công ty quản lý các nông trường, chuyển đổi mô hình sản xuất, cây cà phê không được coi trọng và mất dần năng suất, giảm sản lượng, giá cả biến động khiến người dân không còn mặn mà. Mặc dù, hiện nay, người dân vẫn còn thu hái cà phê và bán cho tư thương tự do với giá dao động từ 2.500 – 7500 đồng/ kg quả tươi (năm vừa qua, giá cà phê tăng cao trở lại). Thông tin về quy định mới của EU về các sản phẩm chống phá rừng và suy thoái rừng, địa phương đã nắm bắt thông tin. Thị xã Thái Hòa có sản phẩm cao su cũng sẽ chịu những tác động của quy định này trong thời gian tới. Đối với quyền lợi của các hộ gia đình trồng cà phê trên địa bàn luôn được đảm bảo nếu là công nhân của Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An với chế độ đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng lương hưu theo quy định hiện hành. Đối với người lao động nữ, được Hội Liên hiệp phụ nữ Thị xã tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế, tham gia hoạt động xã hội. Người dân được tham gia Hội nông dân và có các chính sách khuyến nông phát triển kinh tế. Thông tin từ cán bộ địa chính, môi trường, nông dân được hưởng chính sách thuế phí theo quy định của nhà nước đối với đất nông nghiệp (miễn thuế đất nông nghiệp theo Nghị quyết 107/2020/QH14 về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 đã được sửa đổi bởi Nghị quyết 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016). Các hộ gia đình thuê khoán đất của Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An đóng thuế đất cho công ty 2,5 – 3,5 triệu/ha và thuế dịch vụ 6% sản phẩm/năm.

           Tại Nghĩa Đàn, đoàn công tác đã làm việc với cán bộ Hội nông dân, Phòng NN & PTNN, Phòng Tài nguyên và Môi trường để đánh giá hiện trạng sản xuất cà phê trên địa bàn. Kết quả cho thấy, trên địa bàn cà phê chỉ còn ở xã Nghĩa Thành, trước đây có thêm ở Nghĩa Xuân, với diện tích giảm từ 6,5 ha (năm 2021) xuống 3,7 ha (năm 2022). Nghĩa Đàn cũng không còn quy hoạch phát triển cà phê, chuyển sang trồng mía, cao su, cỏ voi phục vụ các hoạt động kinh tế trên địa bàn. Cà phê  trồng xen trong cây cao su, năng suất thấp, cũng không đủ chi phí người dân bỏ ra, nên người dân không chăm sóc, giá trị kinh tế không cao.

           Kết quả phỏng vấn 30 hộ gia đình trồng cà phê, trong đó có 19 hộ gia đình ở xã Tây Hiếu, 8 hộ gia đình ở xã Đông Hiếu và 3 hộ gia đình ở xã Nghĩa Thành cho thấy, người dân không còn mặn mà với cây cà phê.  Các hộ gia đình này đều có kinh nghiệm trồng cà phê từ 6-20 năm. Diện tích cà phê của các hộ gia đình dao động từ 0,5 ha đến 2 ha, đều trồng dưới tán cao su. Hiện nay, năng suất các lô cà phê của các gia đình đều giảm, dao động từ 0,3-1 tấn/ha trong những mùa vụ gần đây. Về thông tin tính hợp pháp và mức độ tuân thủ cho thấy quyền sử dụng đất đáp ứng 100% vì có hợp đồng thuê đất; xử lý chất thải rắn (vỏ quả, bao bì…) đã được các hộ gia đình sản xuất cà phê tuân thủ với tỷ lệ cao ở Nghệ An đạt 92,1%; chủ yếu là chuyển chế biến phân bón hữu cơ vi sinh; các sản phẩm trà cà phê (vỏ lên men vi sinh); tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy định đạt tới 61,9% ở Nghệ An (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trừ sâu ngoài danh mục, sử dụng theo kinh nghiệm, sai hoặc vượt ngưỡng cho phép các hóa chất là một mối lo ngại cho môi trường.

           Bên cạnh đó, các quyền con người được đảm bảo theo đúng quy định, đặc biệt là các quyền tự do đi lại, phát ngôn, tiếp xúc báo chí, hội họp, giữ giấy tờ cá nhân/tiền hoặc các tài sản, tham gia các tôn giáo, các tổ chức xã hội cung cấp và chia sẻ các thông tin, bình đẳng giữa các dân tộc, các chính sách hỗ trợ cho dân tộc thiểu số. Các quyền được đảm bảo 100% và người dân được tiếp cận sớm với nguồn thông tin nhờ sự phát triển của hệ thống thông tin.

           Tuy nhiên, các thông tin về thực hiện trách nhiệm giải trình, các giải pháp giảm thiểu và rủi ro chưa được quan tâm. Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR - EU Deforestation-free Regulation) sẽ cấm nhập khẩu những mặt hàng nông lâm sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Các thông tin như ngày trồng, ngày thu hoạch, giống cà phê (tên giống, tên khoa học), diện tích trồng mỗi loại, sản lượng và năng suất mỗi vụ, giấy tờ của đất trồng cà phê được các hộ gia đình lưu trữ, ghi chép với tỷ lệ  các hộ gia đình có thông tin lần lượt là 81%, 82,5%, 79,4%, 46% và 88,9%. Ngược lại, các thông tin như ảnh vệ tinh diện tích trồng cà phê, bản đồ/sơ đồ khu vực trồng, bản đồ sử dụng đất trước ngày 31/12/2020, tọa độ/vị trí địa lý, ảnh trước và sau khi trồng cà phê và thu hoạch, các hộ gia đình đều không lưu trữ. Ngoài ra, thông tin “Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến đã áp dụng” chỉ có 7,9% hộ gia đình có thông tin, còn nhớ các quy trình trồng, thu hái và sơ chế cà phê, còn lại 92,1%  để cà phê phát triển tự nhiên, không áp dụng các quy trình chăm sóc. Người dân cũng không được chính quyền cung cấp các thông tin rủi ro và các giải pháp giảm thiểu các tác động của EUDR khi xuất khẩu vào thị trường EU, dẫn đến việc người dân thiếu hiểu biết và không tuân thủ hoặc không có ý thức để nhận biết, tuân thủ. Các hộ gia đình cho biết, địa phương chưa có giải pháp để đáp ứng được các thay đổi trong quy định chống phá rừng và suy thoái rừng, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm cà phê xuất khẩu vào thị trường EU.

           Kết quả đợt điều tra phỏng vấn thực địa tại Nghệ An là dẫn liệu quan trọng để so sánh với các địa phương khác trong chủ trương chính sách thích ứng với EUDR. Điểm hạn chế nhất của Nghệ An là hầu hết diện tích cà phê năng suất thấp, không được đầu tư, không xuất khẩu vào thị trường EU, cũng như chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm. Các rủi ro về sản xuất cà phê là tồn tại nhưng người dân ít được tiếp cận và thiếu các giải pháp để giảm thiểu rủi ro; chưa thấy được vai trò của chính quyền trong quản lý và thông tin đến người dân các thông tin quan trọng của EUDR.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN

 

Upload

Vườn cà phê Arabica của gia đình Bà Đặng Thị Toàn, Xóm Nghĩa Hưng, xã Tây Hiếu, TX. Thái Hòa

 

Upload

Phỏng vấn hộ gia đình Hồ Thị Đào, Xóm Nghĩa Hưng, xã Tây Hiếu, TX. Thái Hòa

 

Upload

Ông Nguyễn Phú Hùng, SRD thực địa phỏng vấn hộ gia đình trồng cà phê

Upload

Phỏng vấn hộ gia đình trồng cà phê Nguyễn Quang Huy, xã Tây Hiếu, TX. Thái Hòa

 

Upload

Phỏng vấn cán bộ UBND  TX. Thái Hòa

 

Upload

Giống cà phê Catimor của gia đình ông Nguyễn Đình Vịnh, xã Đông Hiếu

Tin bài và ảnh: CEBR

 

 
Dự án Coffee khác:
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC (CEBR) THAM GIA DIỄN ĐÀN ĐA BÊN LẦN THỨ 06 “EUDR VÀ NHỮNG HÀM Ý ĐỐI VỚI CÁC NHÀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM” (30/9/2023)
THAM VẪN KỸ THUẬT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ ARABICA VÀ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH (EUDR) TẠI VIỆT NAM (31/8/2023)
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRỒNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU SANG EU (16/7/2023)
CEBR TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI LÂM ĐỒNG (18/6/2023)
SRD CÙNG CEBR TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN (14/5/2023)
CEBR TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG TIỀN TRẠM, KHẢO SÁT THÍ ĐIỂM VÀ ĐIỀU CHỈNH PHIẾU PHỎNG VẤN TẠI TỈNH NGHỆ AN (7/5/2023)
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ VIỆT NAM (30/4/2023)
KẾT QUẢ DỰ KIẾN (2/4/2023)
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (2/4/2023)
MỤC TIÊU DỰ ÁN (12/3/2023)
GIỚI THIỆU DỰ ÁN (12/2/2023)
THÔNG TIN DỰ ÁN (8/1/2023)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358