VIDEO CLIPS
Video
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 86 | Tất cả: 110,663
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN COFFEE | TIN TỨC, HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN Bản in
 
THAM VẪN KỸ THUẬT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ ARABICA VÀ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH (EUDR) TẠI VIỆT NAM
Tin đăng ngày: 31/8/2023 - Xem: 139
 

          Ngày 29/08/2023, Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đã tổ chức cuộc họp tham vấn kỹ thuật báo cáo đánh giá thực trạng phát triển cà phê Arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam. Cuộc họp tiến hành nhằm hoàn thiện bản thảo báo cáo kỹ thuật, ghi nhận các ý kiến góp ý để báo cáo đạt chất lượng, đáp ứng với các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra.

          Tham gia cuộc họp có đại diện Trung tâm Môi trường và Tài nguyên sinh học, các chuyên gia, nhà khoa học từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, Trường Đại học Vinh, đại diện UBND Thị xã Thái Hòa, UBND huyện Nghĩa Đàn, UBND các xã Tây Hiếu, Đông Hiếu và Nghĩa Thành.

          Cuộc họp được nghe chuyên gia báo cáo kết quả dự án “Đánh giá thực trạng phát triển cà phê arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam”. Dự án đã được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Lâm Đồng trên 263 nông hộ, nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất Cà phê và 84 cán bộ quản lý huyện, xã; cán bộ sở, ban, ngành địa phương cấp Huyện, Tỉnh. Kết quả nghiên cứu và đánh giá hiện trạng cho thấy:

          1/ 44 chỉ số cần đạt được để thực hiện trách nhiệm giải trình EUDR có đến hơn 80% số các chỉ tiêu không đạt và chưa đạt, vì vậy muốn có cà phê được phép xuất khẩu sang EU các chỉ số này cần được cải thiện cụ thể.

          2/ Điều kiện về đất đai 54,5% chưa đảm bảo để các sản phẩm cà phê của Lâm Đồng nói chung, huyện Lạc Dương, TP. Đà Lạt nói riêng đáp ứng các điều kiện đưa vào thì trường Châu Âu.

          3/ Về bảo vệ môi trường, mặc dù đã có những cố gắng trong việc thu gom xử lý chất thải rắn và nước thải, tỷ lệ sử dụng thuốc trừ sâu còn cao (80%), tỷ lệ thực hành IPM còn thấp, số hộ gia đình ứng dụng Việt GAP còn thấp (5%), các hộ thực hiện các biện pháp nông lâm kết hợp mới chỉ đạt con số 17,5%, phần lớn đất dốc chưa được xử lý.

          4/ Quyền của người lao động, quyền bình đẳng:

          - Quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới vẫn được cho là chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu và kỳ vọng của xã hội, vì còn đến 39,5% số người đồng ý với ý kiến như vậy, tỷ lệ phụ nữ có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình lên đến 48%, vẫn còn đến gần 30% phụ nữ chưa được nghỉ sau sinh.

          - Quyền con người, thuế, quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều được cho là đáp ứng với các quy định của chính sách và pháp luật trong nước và quốc tế.

          - Cơ bản, các chính sách xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người lao động được thực hiện đầy đủ, bình đẳng giới và đáp ứng quyền con người. Tuy nhiên, ở một số vùng đồng bào DTTS, vẫn sử dụng lao động trẻ em (trong dịp nghỉ) tham gia vào một số công đoạn sản xuất cà phê. Một số lao động vẫn chưa tuân thủ việc sử dụng đồ bảo hộ lao động. Ở phía tích cực hơn, nông dân thường tuân thủ các quy định về giờ làm việc, mức lương tối thiểu và thời gian nghỉ.

          5/ Mất rừng và suy thoái rừng:

          - Mặc dù người dân phần lớn là người DTTS tại Lâm Đồng chưa được tham gia vào công tác quản lý rừng bảo vệ rừng, dẫn đến tình trạng mặc dù sống gần rừng chịu sự tác đông tốt xấu từ rừng, nhưng lại không có vai trò trong quản lý bảo vệ rừng, nên nguy cơ rừng bị phá, làm suy thoái là rất lớn.

          - Trong quản lý đất đai, môi trường để đảm bảo phát triển bền vững thì có từ 57 đến 98% số hộ không có giải pháp quản lý bền vững (không sử dụng giải pháp nông lâm kết hợp, không chống xói mòn…).

          6/ Nguồn gốc cà phê:

          - Các thông tin về quy hoạch, toạ độ, ảnh vệ tinh phương án phát triển bền vững đều chưa có được thông tin ngoài một số được hỗ trợ của các dự án như Dự án của SNV và dự án của IDH cùng một vài doanh nghiệp thu mua cà phê của địa phương.

          - Lưu giữ thông tin về nguồn gốc cà phê của các hộ gia đình chưa được thực hiện đầy đủ (giấy tờ đất đai, bản đồ, vị trí/tọa độ vườn trồng, hình ảnh).

          - Thiếu nhận thức về EUDR, khảo sát của chúng tôi đã chỉ ra rằng có sự thiếu hiểu biết rộng rãi về EUDR và các quy định của nó trong số các nông dân, bao gồm cả cán bộ tại các cơ quan địa phương. Khảo sát của chúng tôi phát hiện rằng nhiều nông dân thiếu kỹ năng kỹ thuật để xác định chính xác vị trí cà phê của họ, điều này có thể làm phức tạp việc tuân thủ một số khía cạnh của EUDR.

          7/ Đánh giá rủi ro:

          - Phần lớn diện tích cà phê nằm ở vùng cao, dốc, địa bàn có lượng mưa lớn nên nguy cơ diện tích cà phê bị tác động của điều kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu lớn nhưng công tác dự báo và cung cấp thông tin rất hạn chế,

          - Rủi ro về trộn lẫn cà phê các loại để xuất khẩu vẫn còn, từ vùng có các điều kiện đảm bảo với không đảm bảo để bán giá cao hơn. Tình trạng giả mạo tài liệu vẫn còn, nhìn chung chưa có một cơ quan hay cá nhân nào có những đánh giá toàn diện về các rủi ro hiện có đối với sự phát triển bền vững cà phê

          8/ Giảm thiểu:

          - Các giải pháp giả có giảm thiểu, và thực hành giảm thiểu tại địa phương, tuy nhiên số lượng các hộ sản xuất cà phê nắm được hiểu được rất hạn chế (trên 35%).

          - Sự hiểu biết các thông tin về chính sách, quy hoạch phát triển cà phê của địa phương, mặc dù cơ quan quản lý đã ban hành, nhưng người sản xuất cà phê chưa nắm được.

          Cuộc họp đã được nghe 5 phản biện từ Sở NN và PTNT Nghệ An, UBND huyện Nghĩa Đàn, Trường Đại học Vinh, UBND Thị xã Thái Hòa; và thảo luận các nội dung báo cáo tập trung vào:

          - Cấu trúc báo cáo đã đầy đủ, hợp lý và phù hợp với một báo cáo đánh giá thực trạng phát triển cà phê Arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam;

          - Phương pháp nghiên cứu đã phù hợp, đáp ứng được mục tiêu và nội dung nghiên cứu theo đề cương nghiên cứu;

          - Nội dung nghiên cứu đã đầy đủ chưa, cần bổ sung chỉnh sửa những nội dung nào cho phù hợp với thực tiễn, hiện trạng về cà phê Arabica;

          - Các số liệu, bảng biểu, nhận xét, đánh giá đã đầy đủ, thể hiện được các kết quả nghiên cứu hay chưa, cần bổ sung nội dung nào cho phù hợp;

          - Các đề xuất, kiến nghị để nhóm nghiên cứu hoàn thiện, đảm bảo chất lượng báo cáo, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.

          Nhìn chung, báo cáo dự án đã tổng quan được tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam nói chung, cà phê chè và hiện trạn sản xuất cà phê tại địa bàn nghiên cứu là Nghệ An và Lâm Đồng. Từ đây cho một bức tranh khá rõ nét về hiện trạng sản xuất cà phê từ sản xuất để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Các thông tin, số liệu khá tổng hợp, cập nhật và khái quát, được thể hiện và minh họa bằng hình ảnh, bảng biểu dễ hiểu, dễ nắm bắt để có những cái nhìn tổng quan. Tuy nhiên, báo cáo cần tập trung phân tích, đánh giá để làm nổi bật các hình ảnh, biểu đồ; chỉ tập trung vào cà phê Arabica, không nói rộng, làm loãng thông tin; bổ sung phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu vào mục 2.4 về phương pháp nghiên cứu, lưu trữ hệ thống dữ liệu số để có thể sử dụng lâu dài cho các nghiên cứu khác; các thông tin liên quan đến EUDR chưa rút ra được những đánh giá, nhận xét về tính hợp pháp và mức độ tuân thủ bằng 7 tiêu chí, cần bổ sung kết luận được đúc rút để làm rõ hơn về kết quả nghiên cứu, làm cơ sở cho kiến nghị chính sách. Thực trạng công tác đánh giá các rủi ro và giải pháp giảm thiểu chưa rút ra được những đánh giá, nhận xét để làm rõ hơn về kết quả nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho kiến nghị chính sách. Đề xuất khuyến nghị và xây dựng bản tin chính sách, giải trình phù hợp với EUDR nhằm đảm bảo lợi ích cho các hộ gia đình sản xuất cà phê quy mô nhỏ ở Việt Nam. Rà soát quy hoạch, phát triển bền vững vùng trồng cà phê chuyên canh, thâm canh gắn với chế biến, xuất khẩu sang thị trường EU; Rà soát, sửa đổi, bổ sung, cập nhật, xây dựng mới cơ sở dữ liệu về rừng, hiện trạng sử dụng đất trên hệ thống bản đồ số VN2000 để quản lý, truy xuất, giải trình nguồn gốc, xuất xứ vùng trồng cà phê. Cuối cùng, cần đánh giá mức độ đáp ứng 4 nhóm tiêu chuẩn về (1) tính hợp hợp và mức độ tuân thủ (với 6 tiêu chí, 19 chỉ số); (2) mất và suy thoái rừng (2 tiêu chí, 7 chỉ số); (3) thông tin vị trí địa lý (1 tiêu chí, 10 chỉ số) và (4) thông tin phục vụ cho đánh giá rủi ro và giải pháp giảm thiểu (2 tiêu chí, 8 chỉ số).

          Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cuộc họp đã thảo luận sôi nổi và tập trung vào một số vấn đề cần làm rõ như: Các hoạt động về giới và quan tâm đến phụ nữ ở khu vực dân tộc thiểu số là khá hạn chế, do trình độ nhận thức của người dân chưa cao kết hợp truyền thống, phong tục. Nhìn nhận lại cần xác định đúng nguyên nhân và tập quán của người dân bản địa, đa số đất trồng cà phê ở Nghệ An là hợp pháp, có giấy tờ; nhưng ở miền Nam, việc mua bán bằng miệng, trao tay nên sẽ xuất hiện nhiều lô cà phê không có giấy tờ. Chung quy lại, cũng do nhận thức thấp của người dân và thông tin từ chính quyền đến người dân còn điểm nghẽn.

          Kết thúc cuộc họp, chủ tọa Lê Quang Vượng đã kết luật và thống nhất các nội dung: Cơ bản, báo cáo đáp ứng mục tiêu, nội dung nghiên cứu, các phương pháp, số liệu nghiên cứu đủ độ tin cậy và là dẫn liệu tham khảo quan trọng. Các nội dung thống nhất cần chỉnh sửa:

             - Bố cục: Cấu trúc lại thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu; Chương 2. Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

             - Nội dung: Cần chính xác hóa lại các thông tin, số liệu để đảm bảo tính thống nhất và logic từ đầu đến cuối báo cáo, kèm theo giải thích nguyên nhân, đề ra giải pháp giải quyết cho người dân.

             - Kiến nghị: Bổ sung thêm các kiến nghị theo các phản biện đã góp ý và hoàn thiện báo cáo theo yêu cầu.

HÌNH ẢNH CUỘC HỌP THAM VẤN KỸ THUẬT

 

Upload

Chuyên gia CEBR báo cáo kết quả thực hiện dự án

 

Upload

Cuộc họp nghe báo cáo về đánh giá thực trạng phát triển cà phê Arabica ở Việt Nam

 

Upload

Ông Lê Quang Vượng chủ trì cuộc họp tham vấn kỹ thuật

 

Upload

 Đại biểu tham gia cuộc họp tham vấn kỹ thuật

 

Upload

Đại biểu tham dự cuộc họp phát biểu tham luận, góp ý cho báo cáo kỹ thuật

  Tin bài: CEBR

 

 
Dự án Coffee khác:
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC (CEBR) THAM GIA DIỄN ĐÀN ĐA BÊN LẦN THỨ 06 “EUDR VÀ NHỮNG HÀM Ý ĐỐI VỚI CÁC NHÀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM” (30/9/2023)
THAM VẪN KỸ THUẬT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ ARABICA VÀ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH (EUDR) TẠI VIỆT NAM (31/8/2023)
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRỒNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU SANG EU (16/7/2023)
CEBR TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI LÂM ĐỒNG (18/6/2023)
SRD CÙNG CEBR TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN (14/5/2023)
CEBR TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG TIỀN TRẠM, KHẢO SÁT THÍ ĐIỂM VÀ ĐIỀU CHỈNH PHIẾU PHỎNG VẤN TẠI TỈNH NGHỆ AN (7/5/2023)
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ VIỆT NAM (30/4/2023)
KẾT QUẢ DỰ KIẾN (2/4/2023)
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (2/4/2023)
MỤC TIÊU DỰ ÁN (12/3/2023)
GIỚI THIỆU DỰ ÁN (12/2/2023)
THÔNG TIN DỰ ÁN (8/1/2023)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358