VIDEO CLIPS
Video
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 49 | Tất cả: 110,626
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN COFFEE | TIN TỨC, HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN Bản in
 
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRỒNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU SANG EU
Tin đăng ngày: 16/7/2023 - Xem: 113
 

          Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đã được Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) lựa chọn làm Đối tác thứ Ba để thực hiện nghiên cứu về “Đánh giá thực trạng phát triển cà phê Arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam”. Trong tháng 6/2023, CEBR đã có bài chia sẻ “ Thực trạng môi trường, xã hội và quyền sử dụng đất của các hộ nông dân trồng cà phê xuất khẩu sang EU” tại Cuộc họp định kỳ và tập huấn nâng cao năng lực về nội dung môi trường và xã hội thực thi Hiệp định EVFTA tại Việt Nam do Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES), Trung tâm SRD và Đại học Lâm nghiệp chủ trì. Đây là những kết quả bước đầu các hoạt động của dự án trên địa bàn Nghệ An và Lâm Đồng, nhằm hoàn thành các báo cáo tổng kết dự án.

          EVFTA có hiệu lực vào ngày 01/8/2020, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và 28 nước châu Âu, hứa hẹn sẽ mang đến những cơ hội to lớn cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản mà Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh, đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ EU thâm nhập vào thị trường nước nhà. Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý - thể chế.

          EVFTA có hiệu lực đã giúp đa dạng hóa thêm thị trường xuất khẩu, tháo gỡ các rào cản thuế quan, phi thuế quan cho xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên, nó tạo ra không ít thách thức đối với xuất khẩu cà phê khi phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ phía thị trường EU.

Upload

Hình 1. Cơ hội và thách thức khi triển khai EVFTA tại Việt Nam

          Đối với xuất khẩu cà phê vào thị trường EU, quy định về xuất xứ đối với cà phê, để nhập khẩu vào EU theo quy định của EVFTA thì phải xuất xứ thuần túy, nghĩa là được trồng và thu hoạch 100% tại vùng nguyên liệu trong lãnh thổ Việt Nam. Ngày 19/04/2023, Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) thông qua luật thương mại quốc tế liên quan quy định về chống phá rừng. Theo đó, nông sản chỉ được nhập vào EU nếu toàn bộ quy trình không diễn ra trên diện tích rừng bị chặt phá kể từ sau ngày 31-12-2020. Luật mới không chỉ là chìa khóa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học của toàn châu Âu, mà còn phá vỡ thế bế tắc trong quan hệ thương mại giữa châu Âu với các quốc gia có chung các giá trị và tham vọng về môi trường. Trong khi đó, EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2 – 1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua). Điều này đặt ra nhiều thách thức cho cà phê Việt Nam khi phải đáp ứng các tiêu chí về xã hội, môi trường và quyền sử dụng đất, để hợp pháp vào thị trường EU.

          Về thực trạng môi trường, xử lý chất thải rắn (vỏ quả, bao bì…) đã được các hộ gia đình sản xuất cà phê tuân thủ với tỷ lệ cao ở Nghệ An đạt 92,1% (so với Lâm Đồng (78,5%); chủ yếu là chuyển chế biến phân bón hữu cơ vi sinh; các sản phẩm trà cà phê (vỏ lên men vi sinh). Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy định đạt tới 80% ở Lâm Đồng và 61,9% ở Nghệ An (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trừ sâu ngoài danh mục, sử dụng theo kinh nghiệm, sai hoặc vượt ngưỡng cho phép các hóa chất là một mối lo ngại cho môi trường. Việc áp dụng các mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) chưa được phổ biến, ở Lâm Đồng chỉ có 13,5%, trong khi ở Nghệ An chỉ có 3,2%, hầu hết chỉ được quản lý bởi các Tổ hợp tác, Hợp tác xã; 100% các xã không có mô hình quản lý, thúc đẩy theo hướng sản xuất cà phê bền vững, tiết kiệm chi phí, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón sử dụng ảnh hưởng sức khỏe và làm ô nhiễm môi trường. Thực hiện Nông lâm kết hợp, Việt GAP cũng chưa được chú trọng ở các khu vực điều tra, khảo sát như Nghệ An có 98,4% không áp dụng.

Upload

Hình 2. Tỷ lệ các hộ gia đình tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường ở Lâm Đồng

          Việc xử lý đất dốc chống xói mòn thì ở Nghệ An có 74,4% không xử lý (do khu vực trồng cà phê thuộc vùng đất bằng phẳng) trong khi đó, có 42,5% các hộ gia đình ở Lâm Đồng xử lý chống xói mòn, làm ruộng bậc thang, canh tác trên đất dốc.

Upload

Hình 3. Tỷ lệ các hộ gia đình tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường ở Nghệ An

          Như vậy, nguy cơ sử dụng sai hoặc vượt ngưỡng cho phép các thuốc BVTV có thể là một mối lo ngại cho môi trường, dẫn đến suy giảm sức khỏe của đất, cũng như ô nhiễm nước ngầm và phú dưỡng; phá huỷ sự cân bằng của hệ sinh thái bên cạnh việc áp dụng hạn chế IPM, Nông lâm kết hợp và VietGAP.

Về thực trạng các vấn đề xã hội, hầu hết người lao động ở Lâm Đồng không được tham gia BHXH nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe, đảm bảo thu nhập cho người lao động khi không may xảy ra các biến cố do ốm đau, bệnh tật, thai sản, già yếu, tỷ lệ 25,5% người được hỏi trả lời đã tham gia, còn lại chỉ tham gia BHYT. 22% người lao động không sử dụng đồ bảo hộ lao động (ngay cả khi phun thuốc trừ sâu). Trong quá trình khảo sát, chúng tôi phát hiện ra rằng một số nông dân, thật không may, phải sử dụng lao động trẻ em, tỷ lệ này là 5,5%. Chế độ hỗ trợ cho người lao động nữ, chế độ thai sản (không tham gia bảo hiểm) có phần bị hạn chế ở một số vùng đồng bào DTTS, nhất là việc người phụ nữ được đứng tên trên sổ đỏ gia đình, chỉ 52,0%.

Upload

Hình 4. Tỷ lệ đảm bảo các vấn đề xã hội tại Lâm Đồng đối với các hộ gia đình trồng cà phê

          Trong khi đó, ở Nghệ An, 95,2% người lao động được tham gia BHXH, đóng thông qua Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An và có chế độ nghỉ hưu, lương hưu theo quy định; đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Việc sử dụng đồ bảo hộ lao động được tuân thủ với 84,1%, chỉ có 14,9% không sử dụng đồ bảo hộ lao động (100% phun thuốc mang đồ bảo hộ lao động để đảm bảo sức khỏe). Hộ gia đình đã có ý thức tuân thủ đúng quy định pháp luật về lao động, không sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi. Chế độ hỗ trợ cho người lao động nữ, chế độ thai sản được đảm bảo, thực hiện tốt bình đẳng giới, nữ giới được đứng tên trong sổ đỏ gia đình đúng theo quy định của pháp luật.

Upload            

Hình 5. Tỷ lệ đảm bảo các vấn đề xã hội tại Nghệ An đối với các hộ gia đình trồng cà phê

          Các quyền con người được đảm bảo theo đúng quy định, đặc biệt là các quyền tự do đi lại, phát ngôn, tiếp xúc báo chí, hội họp, giữ giấy tờ cá nhân/tiền hoặc các tài sản, tham gia các tôn giáo, các tổ chức xã hội cung cấp và chia sẻ các thông tin, bình đẳng giữa các dân tộc, các chính sách hỗ trợ cho dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, ở một số nơi ở Lâm Đồng, việc phát ngôn, tiếp xúc với báo chí vẫn còn hạn chế (3,5%), một số bị giữ các loại giấy tờ cá nhân (vay nợ, cầm cố), cung cấp chia sẻ thông tin chưa kịp thời đến người dân (1%), các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa thật sự đến được với người dân và mang lại hiệu quả. Riêng ở Nghệ An, các quyền được đảm bảo 100% và người dân được tiếp cận sớm với nguồn thông tin nhờ sự phát triển của hệ thống thông tin.

Upload

Hình 6. Người lao động tại Lâm Đồng được đảm bảo các quyền con người

Upload

Hình 7. Người lao động tại Nghệ An được đảm bảo 100% các quyền con người

          Về lao động, 52,4% lao động tham gia vào sản xuất cà phê (654 lao động/1247 người trong độ tuổi lao động của các đối tượng phỏng vấn). Thu nhập từ cà phê đóng góp vào thu nhập của gia đình còn rất thấp, có tới 52% cho rằng thu nhập từ cà phê chỉ đóng góp chưa đầy 40% vào kinh tế gia đình.

          Về thực trạng quyền sử dụng đất, ở Nghệ An, tỷ lệ số lô đất trồng cà phê có giấy tờ hợp lệ là rất cao với 94,7% đã có các hợp đồng thuê đất và chỉ có 5,3% số lô cà phê còn lại trồng trên đất khai hoang của hộ gia đình và chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Trong khi đó, ở Lâm Đồng, chỉ có 45,6% các lô trồng cà phê Arabica được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, còn lại 54,4% chưa có bất cứ loại giấy tờ quan trọng nào chứng minh tính hợp pháp về việc sử dụng đất để trồng cà phê.

Upload

Hình 8. Tỷ lệ các lô đất trồng cà phê Arabica có giấy tờ đất hợp lệ

            Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy, ở Nghệ An, 59/63 hộ gia đình đã có hợp đồng thuê đất (chiếm tỷ lệ 93,7%), tức là đất đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ đa số thuộc đất nông nghiệp (50 hộ gia đình, chiếm tỷ lệ 84,7%), 13,6% (8 hộ gia đình) thuộc đất khai hoang và 1,7% (1 hộ gia đình) là đất khác (đất vườn).

Upload

Hình 9. Tỷ lệ các loại đất có giấy chứng nhận QSDĐ

            Kết quả nghiên cứu và đánh giá hiện trạng trên 200 hộ gia đình trồng cà phê tại 7 xã và 1 thị trấn ở Lâm Đồng và 63 hộ gia đình tại 3 xã ở Nghệ An, đã cho thấy: Tỷ lệ các hộ gia đình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường (xử lý vỏ quả, sử dụng thuốc BVTV đúng quy định là khá cao. Tuy nhiên, việc áp dụng các mô hình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, nông lập kết hợp và VietGAP lại hạn chế. Các biện pháp xử lý chống xói mòn cũng chỉ được áp dụng ở những nơi có đất dốc, dễ xảy ra xói mòn, rửa trôi. Cơ bản, các chính sách xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người lao động được thực hiện đầy đủ, bình đẳng giới và đáp ứng quyền con người. Tuy nhiên, ở một số vùng đồng bào DTTS, vẫn sử dụng lao động trẻ em (trong dịp nghỉ) tham gia vào một số công đoạn sản xuất cà phê. Một số người lao động vẫn chưa tuân thủ việc sử dụng đồ bảo hộ lao động. Theo EUDR, việc sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất quan trọng để xuất khẩu cà phê sang thị trường EU. Tuy nhiên, một phần lớn nông dân được khảo sát thiếu tài liệu quan trọng này, cho thấy một rào cản đáng kể tiềm ẩn đối với xuất khẩu cà phê. Tỷ lệ các hộ gia đình có giấy chứng nhận sử dụng đất chỉ đạt được 46,8% ở các xã thuộc Lâm Đồng, trong khi ở Nghệ An 93,3% số lô đất cà phê là hợp lệ. Cuối cùng, việc thúc đẩy các chính sách để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU khi xuất khẩu vào thị trường này là rất cần thiết, đòi hỏi các hộ gia đình phải thay đổi phương thức canh tác, hướng đến sản xuất cà phê bền vững và cà phê chứng chỉ; cũng như hợp thức hóa các loại giấy tờ chứng minh tính hợp pháp và có nguồn gốc thuần túy của cà phê. Điều này đòi hỏi sự chung tay của các Bộ ngành liên quan, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam.

Tin: CEBR

 
Dự án Coffee khác:
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC (CEBR) THAM GIA DIỄN ĐÀN ĐA BÊN LẦN THỨ 06 “EUDR VÀ NHỮNG HÀM Ý ĐỐI VỚI CÁC NHÀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM” (30/9/2023)
THAM VẪN KỸ THUẬT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ ARABICA VÀ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH (EUDR) TẠI VIỆT NAM (31/8/2023)
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRỒNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU SANG EU (16/7/2023)
CEBR TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI LÂM ĐỒNG (18/6/2023)
SRD CÙNG CEBR TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN (14/5/2023)
CEBR TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG TIỀN TRẠM, KHẢO SÁT THÍ ĐIỂM VÀ ĐIỀU CHỈNH PHIẾU PHỎNG VẤN TẠI TỈNH NGHỆ AN (7/5/2023)
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ VIỆT NAM (30/4/2023)
KẾT QUẢ DỰ KIẾN (2/4/2023)
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (2/4/2023)
MỤC TIÊU DỰ ÁN (12/3/2023)
GIỚI THIỆU DỰ ÁN (12/2/2023)
THÔNG TIN DỰ ÁN (8/1/2023)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358