VIDEO CLIPS
Video
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 82 | Tất cả: 110,659
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN COFFEE | TIN TỨC, HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN Bản in
 
CEBR TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI LÂM ĐỒNG
Tin đăng ngày: 18/6/2023 - Xem: 155
 

          Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đã được Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) lựa chọn làm Đối tác thứ Ba để thực hiện nghiên cứu về “Đánh giá thực trạng phát triển cà phê Arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam”. Vì vậy, trong thời gian từ ngày 21/05/2023 đến ngày 27/05/2023, dưới sự hỗ trợ của Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tại địa phương, Trung tâm SRD và CEBR đã hoàn thành các hoạt động điều tra phỏng vấn thực địa tại Lâm Đồng, vựa cà phê Arabica lớn nhất cả nước.

          CEBR đã tiến hành phỏng vấn 54 cán bộ quản lý huyện, xã; cán bộ sở, ban, ngành địa phương cấp huyện, tỉnh về hiện trạng phát triển cà phê nói chung và cà phê Arabica nói riêng tại tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình đó, nhóm đã phỏng sâu 10 cán bộ quản lý cấp tỉnh thuộc Sở NN và PTNT tỉnh Lâm Đồng; Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng; Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng; 10 cán bộ cấp huyện phụ trách các mảng nông nghiệp, địa chính, nông dân, phụ nữ; 34 cán bộ cấp xã phụ trách mảng nông lâm nghiệp, địa chính, tài nguyên-môi trường, nông dân và hội phụ nữ. Các cuộc phỏng vấn xoay quanh các nội dung liên quan đến: Tổng quan về trồng và sản xuất cà phê ở địa phương (diện tích, loại đất trồng, sản lượng, năng suất, các hình thức trồng xen); thông tin về chế biến và tiêu thụ cà phê (hình thức thu mua, đơn giá, hình thức sơ chế biến, các đối tượng chính tham gia và chức năng chính của họ); quy hoạch diện tích trồng cà phê các loại và cấp giấy quyền sử dụng đất trồng cà phê cho người dân; các biện pháp nào nhằm thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, sản xuất sạch hơn…. ở khu vực trồng cà phê; các hoạt động nào để đảm bảo quyền lợi của người người lao động (đặc biệt là lao động nữ) trong trồng cà phê; chính sách thuế, phí hàng hóa liên quan đến cà phê; tiếp nhận và xử lý các phản ánh/ tố cáo của người dân trồng cà phê về tham nhũng, vi phạm các quy định của nhà nước; các nguyên nhân và đối tượng gây mất rừng và suy thoái rừng ở địa phương từ thời điểm 31/12/2020; lưu trữ các thông tin truy xuất nguồn gốc, hồ sơ đất đai cà phê; các tác động có thể có của EUDR lên hộ trồng cà phê và đề xuất các giải phảm để giảm thiểu các tác động tiêu cực từ EUDR.

          CEBR cũng đã tiến hành khảo sát trên 200 người đại diện cho các nông hộ trồng cà phê Arabica tại Lâm Đồng (xã Xuân Trường, xã Xuân Thọ (thuộc TP. Đà Lạt), xã Đạ Nhim, xã Đạ Chais, xã Đạ Sar, xã Lát, Đưng K’Nớ, TT. Lạc Dương (huyện Lạc Dương)). Trong đó, xã Xuân Trường có 22 hộ gia đình (chiếm 11%), xã Xuân Thọ có 18 hộ gia đình (chiếm 9%), xã Đạ Nhim có 20 hộ gia đình (chiếm 10%), xã Đạ Chais có 39 hộ gia đình (chiếm 19,5%), xã Đạ Sar có 29 hộ gia đình (chiếm 14,5%), xã Lát có 20 hộ gia đình (Chiếm 10%), xã Đưng K’Nớ có 36 hộ gia đình (chiếm 18%) và TT. Lạc Dương có 16 hộ gia đình (chiếm 8%). Đa số lao động tham gia vào hoạt động sản xuất cà phê Arabica tại Lâm Đồng (Đạ Nhim, Đạ Sar, Lát, Đưng K’Nớ, TT. Lạc Dương, Xuân Trường, Xuân Thọ ) đều trong độ tuổi lao động, tức là từ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.

Upload

Hình 1. Phân bố các hộ gia đình trồng cà phê phỏng vấn.

          Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh có 172.333, 8 ha (tính đến tháng 9/2022), trong đó TP. Đà Lạt có 5.156,6 ha, Bảo Lộc có 13.122 ha, Đam Rông có 12.251,1 ha, Lạc Dương có 1.050 ha, Lâm hà có 39.494 ha, Di Linh có 44.802 ha, Bảo Lâm có 33.614 ha, Đức Trọng có 15.517 ha, Đơn Dương có 1.512 ha, Đạ Terh có 699 ha, Cát tiên có 595,3 ha và Đạ Houai có 520,8 ha. Theo Quyết định số 2261/QĐ-UBND, ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, diện tích cà phê Lâm Đồng ổn định khoảng 150.000 ha, (trong đó có khoảng 15 - 20% diện tích cà phê chè), năng suất bình đạt khoảng 3,2 - 3,5 tấn/ha, sản lượng đạt 460.000 - 480.000 tấn. Cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 38.500 - 38.600 đồng/kg và biến động mạnh từ tháng 01/2023 đến nay. Tính đến thời điểm 30/06/2023, giá cà phê nhân tăng lên 65.100 đồng/kg, có thời điểm đạt đỉnh 66.400 đồng/kg. Ở Lâm Đồng, chỉ có 45,6% các lô trồng cà phê Arabica được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, còn lại 54,4% chưa có bất cứ loại giấy tờ quan trọng nào chứng minh tính hợp pháp về việc sử dụng đất để trồng cà phê.

          Đối với việc thực hiện các hoạt động nhằm tuân thủ các quy định về chống phá rừng và suy thoái rừng (EUDR), cho thấy các hộ gia đình ở Lâm Đồng đã thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, sản xuất sạch hơn…. 78,5% các hộ gia đình xử lý chất thải rắn (vỏ quả, bao bì…), 80% các hộ gia đình sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy định (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách). Việc áp dụng các mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) chưa được phổ biến, ở Lâm Đồng chỉ có 13,5%, hầu hết chỉ được quản lý bởi các Tổ hợp tác, Hợp tác xã; 100% các xã không có mô hình quản lý, thúc đẩy theo hướng sản xuất cà phê bền vững, tiết kiệm chi phí, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón sử dụng ảnh hưởng sức khỏe và làm ô nhiễm môi trường.

          Bên cạnh đó, hầu hết người lao động trồng cà phê ở Lâm Đồng không được tham gia BHXH nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe, đảm bảo thu nhập cho người lao động khi không may xảy ra các biến cố do ốm đau, bệnh tật, thai sản, già yếu, chỉ có 25,5% người được hỏi trả lời đã tham gia, còn lại chỉ tham gia BHYT. 22% người lao động không sử dụng đồ bảo hộ lao động (ngay cả khi phun thuốc trừ sâu). Trong quá trình khảo sát, chúng tôi phát hiện ra rằng một số nông dân, thật không may, phải sử dụng lao động trẻ em, tỷ lệ này là 5,5%. Chế độ hỗ trợ cho người lao động nữ, chế độ thai sản (không tham gia bảo hiểm) có phần bị hạn chế ở một số vùng đồng bào DTTS, nhất là việc người phụ nữ được đứng tên trên sổ đỏ gia đình, chỉ 52,0%.

          Ngoài ra, các quyền con người được đảm bảo theo đúng quy định, đặc biệt là các quyền tự do đi lại, phát ngôn, tiếp xúc báo chí, hội họp, giữ giấy tờ cá nhân/tiền hoặc các tài sản, tham gia các tôn giáo, các tổ chức xã hội cung cấp và chia sẻ các thông tin, bình đẳng giữa các dân tộc, các chính sách hỗ trợ cho dân tộc thiểu số.  Tuy nhiên, ở một số nơi ở Lâm Đồng, việc phát ngôn, tiếp xúc với báo chí vẫn còn hạn chế (3,5%), một số bị giữ các loại giấy tờ cá nhân (vay nợ, cầm cố), cung cấp chia sẻ thông tin chưa kịp thời đến người dân (1%), các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa thật sự đến được với người dân và mang lại hiệu quả.

          Đối với thông tin quan trọng về truy xuất nguồn gốc, hầu hết các hộ gia đình trồng cà phê ở Lâm Đồng chưa đáp ứng. Các thông tin như ngày trồng, ngày thu hoạch, giống cà phê, diện tích trồng, sản lượng và năng suất mỗi vụ, quy trình kỹ thuật đều được các hộ gia đình ghi chép, lưu trữ trong sổ tay. 65,7% các hộ gia đình được hỏi nhớ ngày trồng cà phê, 32,5% còn lại không nhớ do mua lại của người khác hoặc thừa kế từ ông bà, cha mẹ; nhưng có tới 77,5% hộ gia đình có ghi chép, nhớ ngày thu hoạch cà phê (hoặc tháng, mùa thu hoạch cà phê thông qua việc trả công thuê, thanh toán tiền). Đối với thông tin diện tích trồng mỗi loại cà phê, 80% hộ gia đình trả lời có nhớ và ghi chép, lưu trữ cẩn thận, 20% còn lại không ghi chép, nhớ không chính xác diện tích trồng. Còn với sản lượng, năng suất cà phê mỗi vụ, có 78,5% các hộ gia đình ghi chép, lưu trữ và còn nhớ chính xác. Điều quan trọng hơn là vẫn có 43,5% các hộ gia đình lưu trữ hồ sơ, thông tin về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến đã áp dụng; trong khi có 56,5% các hộ gia đình không nhớ hoặc không ghi chép lại. Điều đáng quan tâm là các thông tin về truy xuất nguồn gốc cà phê đến tận vườn hầu như không đầy đủ. Chỉ có 0,5% hộ gia đình có ảnh vệ tinh xác định diện tích trồng cà phê, trong khi 99,5 không có thông tin này. Các loại bản đồ như “Bản đồ/ sơ đồ khu vực trồng” và “Bản đồ sử dụng đất trước ngày 31/12/2020” chỉ có 3,5% và 5% hộ gia đình có thông tin, trong khi tương ứng 96,5% và 95% hộ gia đình không có các loại giấy tờ này. Riêng “Tọa độ/ vị trí địa lý” gắn với vườn cà phê, cũng chỉ có 1% hộ gia đình lưu trữ thông tin, 99% còn lại chưa nghe tới, hoặc chưa từng lưu trữ thông tin này. Tương tự, việc lưu trữ ảnh trước và sau khi thu hoạch cà phê cũng chưa thành thói quen, mới chỉ có 6% hộ gia đình thực hiện, thông qua việc chụp ảnh bằng điện thoại Smartphone đăng tải trên các mạng xã hội để ghi nhớ. Cuối cùng, loại giấy tờ quan trọng là “Giấy tờ của đất trồng cà phê”, cũng chỉ có 30% lưu trữ đầy đủ (đa số nằm vào các hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương).

          Kết quả đợt điều tra phỏng vấn thực địa tại Lâm Đồng là dẫn liệu quan trọng để đánh giá mức độ đáp ứng với EUDR, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị chính sách phù hợp với thực tiễn tại Lâm Đồng, phản hồi với EU. Nhìn chung, các thông tin truy xuất nguồn gốc cà phê còn thiếu và chưa đáp ứng các yêu cầu để giải trình, chứng minh tính hợp pháp của các lô cà phê, đặc biệt là hầu hết các lô cà phê đều được trồng trước thời điểm 31/12/2020, nhưng phần lớn là diện tích nhỏ hơn 0,5 ha, thiếu các dẫn liệu tọa độ, bản đồ, chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, nên rất khó chứng minh tính hợp pháp, không gây mất rừng hay suy thoái rừng. Đây là rào cản kỹ thuật lớn, cần được các hộ gia đình khắc phục trong thời gian tới, nhất là thu thập, lưu trữ các thông tin quan trọng về nguồn gốc cà phê để cung cấp cho các công ty, người mua cà phê.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI LÂM ĐỒNG

 

Upload

Phỏng vấn sâu Ông Nguyễn Song Vũ, xã Xuân Trường, TP. Đà Lạt

 

Upload

Phỏng vấn hộ gia đình trồng cà phê Arabica tại xã Xuân Trường, TP. Đà Lạt

 

Upload

Phỏng vấn cán bộ Phòng NN &PTNT TP. Đà Lạt

 

Upload

Phỏng vấn hộ gia đình trồng cà phê tại xã Xuân Trường, TP. Đà Lạt

 

Upload

Thảo luận nhóm, phỏng vấn tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương

Upload

Phỏng vấn người dân trồng cà phê tại xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương

Upload

Phỏng vấn các hộ gia đình trồng cà phê tại xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương

Tin bài và ảnh: CEBR

 
Dự án Coffee khác:
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC (CEBR) THAM GIA DIỄN ĐÀN ĐA BÊN LẦN THỨ 06 “EUDR VÀ NHỮNG HÀM Ý ĐỐI VỚI CÁC NHÀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM” (30/9/2023)
THAM VẪN KỸ THUẬT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ ARABICA VÀ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH (EUDR) TẠI VIỆT NAM (31/8/2023)
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRỒNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU SANG EU (16/7/2023)
CEBR TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI LÂM ĐỒNG (18/6/2023)
SRD CÙNG CEBR TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN (14/5/2023)
CEBR TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG TIỀN TRẠM, KHẢO SÁT THÍ ĐIỂM VÀ ĐIỀU CHỈNH PHIẾU PHỎNG VẤN TẠI TỈNH NGHỆ AN (7/5/2023)
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ VIỆT NAM (30/4/2023)
KẾT QUẢ DỰ KIẾN (2/4/2023)
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (2/4/2023)
MỤC TIÊU DỰ ÁN (12/3/2023)
GIỚI THIỆU DỰ ÁN (12/2/2023)
THÔNG TIN DỰ ÁN (8/1/2023)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358