Nghiên cứu của Trung tâm Môi trường và Tài nguyên sinh học (CEBR) “Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê Arabica và tính sẵn sàng thực hiện trách nhiệm giải trình EUDR tại các hộ sản xuất cà phê tại Việt Nam” trên 263 hộ gia đình trồng cà phê, 84 cán bộ chuyên môn quản lý huyện, xã; sở, ban, ngành cấp huyện, tỉnh Nghệ An và Lâm Đồng dựa trên Bộ tiêu chí (4 nhóm tiêu chuẩn, 7 tiêu chí, 28 chỉ số), đánh giá mức độ đáp ứng EUDR do Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phát triển thông qua tài trợ của dự án “Thúc đẩy quản trị rừng và Thương mại gỗ bền vững thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU (EVFTA)” và dự án “Quản trị rừng, thị trường và khí hậu (FGMC)”.
Ngày 06/12/2022, Nghị viện Châu Âu và Hội đồng EU đã đạt được thỏa thuận tạm thời về quy định chuỗi cung ứng không phá rừng (EUDR). Ngày 16/05/2023, Nghị viện Châu Âu thông qua EUDR, dự kiến có hiệu lực từ tháng 12/2024. EUDR yêu cầu nông sản nhập vào EU, gồm dầu cọ, gia súc, đậu nành, cà phê, ca cao, gỗ, cao su và các sản phẩm từ chúng, không được sản xuất trên diện tích rừng bị phá kể từ sau ngày 31/12/2020. Cụ thể, 100% sản phẩm cà phê phải có tọa độ GPS của từng vườn sản xuất và nếu phát hiện mất/suy thoái rừng, lô hàng sẽ bị thu hồi. Quy định này nhằm giảm phá rừng, phát thải khí nhà kính và suy giảm đa dạng sinh học, đồng thời bảo vệ sinh kế của hàng triệu người. Điều này là thách thức lớn cho xuất khẩu cà phê chế biến sâu của Việt Nam, nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho EU, chiếm 16,1% thị phần sau Brazil (22,2%). EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% tổng lượng và 38% kim ngạch xuất khẩu cà phê. Thị trường cà phê châu Âu dự kiến đạt 47,88 tỷ USD vào năm 2024 và 58,14 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng bình quân 3,96% giai đoạn 2024-2029.
Ngày 29/09/2023, Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) đã tổ chức Diễn đàn đa bên lần thứ 06 “EUDR và những hàm ý đối với các nhà sản xuất cà phê nhỏ và vừa ở Việt Nam” tại Khách sạn Công Đoàn, Số 14, P. Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngày 29/08/2023, Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đã tổ chức cuộc họp tham vấn kỹ thuật báo cáo đánh giá thực trạng phát triển cà phê Arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam. Cuộc họp tiến hành nhằm hoàn thiện bản thảo báo cáo kỹ thuật, ghi nhận các ý kiến góp ý để báo cáo đạt chất lượng, đáp ứng với các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra.
Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đã được Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) lựa chọn làm Đối tác thứ Ba để thực hiện nghiên cứu về “Đánh giá thực trạng phát triển cà phê Arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam”. Trong tháng 6/2023, CEBR đã có bài chia sẻ “ Thực trạng môi trường, xã hội và quyền sử dụng đất của các hộ nông dân trồng cà phê xuất khẩu sang EU” tại Cuộc họp định kỳ và tập huấn nâng cao năng lực về nội dung môi trường và xã hội thực thi Hiệp định EVFTA tại Việt Nam do Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES), Trung tâm SRD và Đại học Lâm nghiệp chủ trì. Đây là những kết quả bước đầu các hoạt động của dự án trên địa bàn Nghệ An và Lâm Đồng, nhằm hoàn thành các báo cáo tổng kết dự án.
Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đã được Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) lựa chọn làm Đối tác thứ Ba để thực hiện nghiên cứu về “Đánh giá thực trạng phát triển cà phê Arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam”. Vì vậy, trong thời gian từ ngày 21/05/2023 đến ngày 27/05/2023, dưới sự hỗ trợ của Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tại địa phương, Trung tâm SRD và CEBR đã hoàn thành các hoạt động điều tra phỏng vấn thực địa tại Lâm Đồng, vựa cà phê Arabica lớn nhất cả nước.
Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đã được Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) lựa chọn làm Đối tác thứ Ba để thực hiện nghiên cứu về “Đánh giá thực trạng phát triển cà phê Arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam”. Vì vậy, trong thời gian từ ngày 24/04/2023 đến ngày 28/04/2023, SRD cùng CEBR, tiến hành điều tra phỏng vấn thực địa tại Nghệ An ở TX. Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn, nơi còn các hộ gia đình trồng cà phê Arabica.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án “Đánh giá thực trạng phát triển cà phê Arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam”, do Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) chủ trì với nguồn tài trợ của dự án “Thúc đẩy quản trị rừng và Thương mại gỗ bền vững thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU (EVFTA)” và dự án “Quản trị rừng, thị trường và khí hậu (FGMC)”, Trung Môi trường và Tài nguyên sinh học (CEBR) đã tiến hành các hoạt động tiền trạm, khảo sát thí điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để có cơ sở dữ liệu giúp điều chỉnh phiếu phỏng vấn cho phù hợp với thực tiễn.
Việt Nam là một trong những quốc gia có quy mô lớn và năng suất cao trong sản xuất cà phê trên thế giới. Sản lượng và năng suất liên tục được cải thiện trong hơn 10 năm qua, phần lớn nhờ thay đổi tập quán canh tác theo hướng thâm canh và bền vững, áp dụng các kỹ thuật canh tác tốt.
Dự án tiến hành 12 hoạt động với 3 kết quả dự kiến là cung cấp cơ sở dữ liệu về hiện trạng phát triển cà phê Arabic, đánh giá khả năng các hộ sản xuất cà phê Arabica quy mô nhỏ đáp ứng và giải trình được các thông tin liên quan đến EUDR, khuyến nghị chính sách, truyền thông và lan toả các kết quả của dự án.
Nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá về hiện trạng phát triển cà phê Arabica của Việt Nam nói chung, ở các tỉnh Nghệ An và Lâm Đồng nói riêng. Phân tích các cơ hội và những yêu cầu đối với xuất khẩu cà phê Arabica của Việt Nam vào thị trường EU khi có quy định mới về chống phá rừng và suy thoái rừng. Trong đó, tập trung vào đánh giá tính hợp pháp và sự tuân thủ luật pháp Việt Nam của các hộ sản xuất cà phê Arabica quy mô nhỏ; thu thập các thông tin để giải trình, chứng minh không có hoặc không đáng kể rủi ro không tuân thủ quy định gây mất rừng, suy thoái rừng. Cuối cùng, đề xuất các khuyến nghị đối với nhà nước, hộ sản xuất cà phê Arabica quy mô nhỏ để đáp ứng cũng như giải trình được các quy định mới của EU. Các khuyến nghị tập trung vào nâng cao chất lượng cà phê Arabica đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao của EU, đảm bảo các điều kiện về truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm giải trình EUDR
Đánh giá khả năng đáp ứng, tính sẵn sàng của các hộ gia đình trồng cà phê quy mô nhỏ trong việc thực hiên trách nhiệm giải trình (pháp lý, thông tin) quy định về chuỗi các sản phẩm không gây mất rừng và suy thoái rừng (EUDR).
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699) Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn