VIDEO CLIPS
Video
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 48 | Tất cả: 110,922
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN EU | TUYỂN DỤNG Bản in
 
TUYỂN CHUYÊN GIA TƯ VẤN KHẢO SÁT VỀ CAM KẾT VÀ NĂNG LỰC GIÁM SÁT HIỆN TẠI CỦA CÁC CSO
Tin đăng ngày: 25/9/2020 - Xem: 676
 

Upload

          Dự án:  Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự cấp cơ sở (CSOs) trong việc giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam

           Mã số: CSO-LA/2019/411-843.

           Hoạt động: Thực hiện khảo sát về cam kết và năng lực giám sát hiện tại của các CSO.

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU NHIỆM VỤ CHUYÊN GIA

 

          Vị trí: 01 Chuyên gia tư vấn thiết kế, khảo sát, viết báo cáo về cam kết và năng lực của các CSO là một phần của hệ thống giám sát độc lập thay đổi rừng.

1. Bối cảnh

          Năm 2017, Việt Nam đã giới thiệu Chương trình hành động quốc gia về REDD+ giai đoạn 2017-2030 (NRAP) với mục tiêu chung là góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các - bon; nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước. Trong giai đoạn 2017-2020 chương trình REDD+ thực hiện các mục tiêu: (1) Góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động của REDD+; mở rộng độ che phủ rừng lên 42% và đạt 14,4 triệu ha rừng vào năm 2020; (2) Đáp ứng các yêu cầu về mức độ sẵn sàng của REDD+, đảm bảo có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính cho các khoản thanh toán dựa trên kết quả theo yêu cầu quốc tế; (3) Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng để tăng trữ lượng carbon và dịch vụ môi trường lâm nghiệp; nhân rộng các mô hình trồng rừng hiệu quả; quản lý bền vững, bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên; (4) Góp phần cải thiện quản trị rừng, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống của người dân gắn liền với Chương trình nông thôn mới và đảm bảo an ninh và quốc phòng. Mặt khác, trong tóm tắt thông tin đầu tiên về việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong REDD+ tại Việt Nam 2018[1] đã xác định bốn nguyên nhân chính của nạn phá rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam: i) Chuyển đổi đất lâm nghiệp sang nông nghiệp; ii) Phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông và nhà máy thủy điện; iii) Khai thác gỗ không bền vững; và iv) Cháy rừng. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến vấn đề này là quản trị rừng kém, trong đó vấn đề cốt lõi nhất là thiếu minh bạch về thông tin liên quan đến quá trình ra quyết định, thiếu sự tham gia của cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội, thiếu hệ thống[2] trách nhiệm giải trình. Vì vậy, dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong việc giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam” do Liên Minh Châu Âu tài trợ dự kiến triển khai trong 4 năm (2020 – 2024) sẽ góp phần vào mục tiêu cụ thể (4) của NRAP là cải thiện quản trị rừng. Dự án có mục tiêu chung nhằm Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội (CSOs) với vai trò là một tác nhân hiệu quả thúc đẩy quá trình quản trị và phát triển ở Việt Nam; và xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội (CSOs) và các tổ chức cộng đồng (CBOs) trong lĩnh vực lâm nghiệp, giúp họ hợp tác với nhau và với các cơ quan lâm nghiệp tạo nên nền tảng cơ bản để tham gia hiệu quả vào giám sát các chương trình REDD+ (Chương trình giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng. Đồng thời, giải quyết mục tiêu cụ thể là tăng cường năng lực của các tổ chức xã hội, thiết lập môi trường thuận lợi cho các tổ chức xã hội ở Việt Nam tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu về sự tham gia của các tổ chức xã hội đối với quá trình phát triển mới ở Việt Nam. Dự án này do Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI) cùng Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đồng tiếp nhận và thực hiện.

          Dự án có 03 hợp phần với 14 hoạt động, trong đó hợp phần 1 có các hoạt động:

          Hoạt động 1.1.1 Thực hiện khảo sát về cam kết và năng lực giám sát hiện tại của nhân viên CSOs

          Hoạt động 1.1.2 Tổ chức 2 khóa tập huấn ToT về hệ thống giám sát thay đổi rừng cho 10 nhân viên CSOs đến từ 6 tỉnh duyên hải miền Bắc và Hà Nội.

          Hoạt động 1.1.3 Hỗ trợ các ToTs bởi các chuyên gia của hệ thống giám sát thay đổi rừng.

         Để thực hiện Hoạt động 1.1.1. Thực hiện khảo sát về cam kết, năng lực giám sát hiện tại của nhân viên CSOs, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI) cùng Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) cần tuyển chuyên gia tư vấn thiết kế, khảo sát, viết báo cáo về cam kết và năng lực của các CSO là một phần của hệ thống giám sát độc lập thay đổi rừng.

2. Nhiệm vụ và trách nhiệm

           - Thiết kế và thực hiện các cuộc khảo sát về cam kết và năng lực của các CSO là một phần của hệ thống giám sát độc lập thay đổi rừng.

          - Hoàn thiện các báo cáo về khảo sát và đưa ra danh sách các CSO sẵn sàng tham gia vào mạng lưới FCIM và danh sách các nhân viên CSOs có nền tảng về viễn thám và GIS, có năng lực tham gia vào các lớp tập huấn và sử dụng các hệ thống giám sát thay đổi rừng cho các hoạt động của mạng lưới FCIM và dự án.

          - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc dự án về các kết quả khảo sát và các cam kết về năng lực của các CSOs.

3. Nhiệm vụ cụ thể

          - Thiết kế các hoạt động khảo sát về cam kết, năng lực giám sát hiện tại của nhân viên CSOs của dự án;

          - Tiến hành khảo sát với các CSO tại Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Hà Nội để nắm rõ năng lực và cam kết tham gia dự án của CSOs;

          - Thực hiện báo cáo về cam kết và năng lực hiện tại của các CSO trong giám sát rừng;

          - Danh sách các CSO sẵn sàng tham gia vào mạng lưới FCIM và danh sách các nhân viên CSOs có nền tảng về viễn thám và GIS.

4. Các hoạt động thực hiện và kết quả cần đạt

          Thời gian thực hiện các hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 đến ngày 10 tháng 11 năm 2020 (được tính 15 ngày công), cụ thể như sau:

Upload

5. Yêu cầu về trình độ và kỹ năng

          - Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành về lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản trị môi trường hoặc các lĩnh vực liên quan;

          - Có năng lực sử dụng các phần mềm GIS và GPS liên quan đến giám sát tài nguyên rừng.

          - Đã tham gia các khóa đào tạo tăng cường năng lực sử dụng các hệ thống giám sát thay đổi rừng; giám sát và đánh giá; phát triển cộng đồng.

          - Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong các dự án ODA lâm nghiệp có các hoạt động điều tra, khảo sát; xây dựng kế hoạch hoạt động của dự án.

          - Có kinh nghiệm làm việc với với các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu; ứng viên đã tham gia các dự án REDD+ là một lợi thế ưu tiên;

          - Có năng lực và kinh nghiệm về điều tra, khảo sát các hoạt động gắn với địa phương (tỉnh, huyện, xã, cộng đồng).

          - Sử dụng thành thạo phần mềm xử lý văn bản, bảng tính (excel) và cơ sở dữ liệu.

          - Thành thạo tiếng Anh, đặc biệt là viết.

6. Địa điểm làm việc:

          Hà Nội, 05 tỉnh Bắc Trung Bộ và Nghệ An (các CSO của tỉnh và 2 huyện vùng dự án là Tương Dương, Kỳ Sơn).

7. Tiền lương và chế độ đãi ngộ

          Lương của chuyên gia tư vấn được chi trả theo Mục 6.1.1 - Phụ lục B Ngân sách hoạt động dự án theo hướng dẫn của UN-EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam phiên bản 2012. Mức công tư vấn là 150 EUR/ngày.

 8. Thời hạn nhận hồ sơ và phỏng vấn

          Hồ sơ gửi về Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học, chậm nhất là 17h00 ngày 30/09/2020.

          Lịch phỏng vấn: 8h00, ngày 02/10/2020.

[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tóm tắt thông tin về REDD + của Việt Nam, tháng 1 năm 2018

[2] Fern, Rapid Governance Brief, 2018

 
Dự án EU khác:
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP GIÁM SÁT ĐỘC LẬP THAY ĐỔI RỪNG (FCIM) PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (28/4/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG LẦN THỨ 3 XÃ NA NGOI, LAN TỎA Ý THỨC BẢO VỆ RỪNG ĐẾN THẾ HỆ TRẺ, CHỦ NHÂN CỦA TƯƠNG LAI (31/3/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (18/2/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ CHÍN) (28/1/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “CỘNG ĐỒNG GIÁM SÁT SỰ THAY ĐỔI RỪNG ỨNG DỤNG TERRA-I” TẠI XÃ TAM QUANG (14/1/2024)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ HỮU KIỆM (31/12/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ TÂY SƠN (26/11/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG Ở XÃ NA NGOI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TERRA-I (28/10/2023)
CHUYÊN GIA GIÁM SÁT ĐỊNH HƯỚNG KẾT QUẢ (ROM) ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CSO-LA/2019/411-843 Ở HIỆN TRƯỜNG NGHỆ AN (30/09/2023)
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA (16/09/2023)
HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (31/08/2023)
TUYỂN 01 ĐIỀU PHỐI HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (12/8/2023)
TRẢ NỢ RỪNG XANH (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ TÁM) (20/8/2023)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358