VIDEO CLIPS
Video
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA
HỘI NGHỊ SƠ KẾT DỰ ÁN “HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG NHẰM TĂNG THU NHẬP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN”
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪ BÁ ĐỒNG THỰC HIỆN VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TERRA-I VÀ CẬP NHẬP THÔNG TIN LÊN HỆ THỐNG TERRA-I
ANH VỪA BÁ ĐỒNG, TRƯỞNG NHÓM FICM BẢN HUỒI GIẢNG 1, THỰC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG VÀ TỰ LÀM VIDEO RẤT ĐẶC SẮC!
HIỆU QUẢ CỦA FCIM TRONG QUẢN TRỊ VÀ BẢO VỆ RỪNG
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VNM/UNDP/2021/06.
SỬ DỤNG TERRA-I TRONG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG GẦN THỜI GIAN THỰC CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG (CBOs) Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
ONLINE SUPPORT

Hotline - 0918618358

Văn phòng - 0918618358
Hôm nay: 18 | Tất cả: 111,008
FANPAGE FACEBOOK
 
DỰ ÁN EU | HỘI THẢO Bản in
 
HỘI THẢO KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI CƠ SỞ (CSO) TRONG GIÁM SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH REDD+ TẠI VIỆT NAM”
Tin đăng ngày: 15/10/2020 - Xem: 771
 

 

            Hôm nay, ngày 15 tháng 10 năm 2020, Viện Nghiên cứu Quản lý Rừng Bền vững và Chứng chỉ Rừng (SFMI) cùng với Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đã tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cơ sở (CSO) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam” tại Khách sạn Mường Thanh - Cửa Đông, Thành phố Vinh, Nghệ An.

Upload

Hình 1. Quang cảnh Hội thảo khởi động

            Tham dự và đóng góp ý kiến cho hội thảo khởi động, có Bà Nguyễn Tường Vân, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp; Ông Nguyễn Ngọc Lung, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Rừng Bền vững và Chứng chỉ Rừng; Ông Nguyễn Phú Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt nam; Ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An; Bà Nguyễn Thị Giang An, Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học; Ông Lê Quang Vượng, Hội các ngành Sinh học Nghệ An. Cùng tham dự Hội thảo còn có các tổ chức phi chính phủ (NGO), hội, hiệp hội thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Nghệ An như Trung tâm Tư vấn phát triển Lâm nghiệp Nghệ An, Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Nghệ An, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên và Phát triển bền vững (Huế), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nguồn lực Nông thôn (Hà Tĩnh), Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài Nguyên (Huế), Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung CRD (Huế), TT Nghiên cứu kiến thức bản địa và phát triển –CIRD (Quảng Bình). Đặc biệt, hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo, cán bộ các tổ chức xã hội thuộc 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, nơi dự án sẽ tiến hành triển khai trong 4 năm, giai đoạn 2020-2024, cùng với cán bộ cán bộ Viện Nghiên cứu Quản lý Rừng Bền vững và Chứng chỉ Rừng, Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học. Tham dự và đưa tin cho hội thảo có các cơ quan báo chí, đài truyền hình như Báo Nghệ An, Đài truyền hình Nghệ An (NTV).

            Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Dương Thị Liên, Điều phối viên dự án cho biết, dự án sẽ thực hiện tại 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương của tỉnh Nghệ An trong 4 năm, với tổng kinh phí là 550.078 EUR, trong đó Cộng đồng Châu Âu tài trợ 495.705 EUR.  Dự án được EU phê duyệt tài trợ trong bối cảnh Chương trình quốc gia về REDD+ đã được Thủ tướng phê duyệt ngày 05 tháng 04 năm 2017 với mục tiêu chung là góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; lồng ghép với thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ cac-bon; cải thiện quản trị rừng, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống của người dân gắn liền với Chương trình nông thôn mới và đảm bảo an ninh và quốc phòng.

Upload

 

Hình 2. Bà Dương Thị Liên, Điều phối viên dự án khai mạc và giới thiệu chương trình Hội thảo

              Hội thảo được TS. Đào Thị Minh Châu, Phó Giám đốc dự án đã trình bày sơ lược mục tiêu và nội dung của dự án. Theo đó, dự án có mục tiêu tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội (CSOs) với vai trò thúc đẩy quá trình quản trị và phát triển rừng ở Việt Nam; xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội (CSOs) và các tổ chức cộng đồng (CBOs) trong lĩnh vực lâm nghiệp, giúp các tổ chức xã hội hợp tác với nhau và với các cơ quan lâm nghiệp để tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia hiệu quả vào giám sát các chương trình REDD+. Trong đó, các tổ chức xã hội ở khu vực Bắc trung bộ và Hà Nội sẽ hình thành một mạng lưới giám sát rừng độc lập (FCIM), có đủ năng lực để làm chủ và sử dụng công nghệ Terra-i cho các hoạt động giám sát thay đổi rừng. Dự án tiến hành 4 nhóm hoạt động là nhóm các hoạt động xây dựng năng lực, nhóm các hoạt động xây dựng và vận hành hệ thống giám sát, nhóm các hoạt động mở rộng mạng lưới FCIM. Từ đó, dự án thu được các kết quả mong đợi là (a) Xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và người dân địa phương về giám sát REDD+; (b) Hệ thống Giám sát các hoạt động REDD+ của các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và người dân địa phương được thiết lập và đưa vào thực tiễn; (c) Xây dựng nền tảng cho các cuộc trao đổi, đối thoại về các vấn đề quản trị rừng giữa các các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và người dân địa phương (LC) với những người làm chính sách và các cơ quan quản lý rừng của chính quyền các cấp.

            Trong phần thảo luận, Ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An mong rằng dự án sẽ góp phần vào sự phát triển và ổn định của ngành Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An; việc tăng cường giám sát của các tổ chức xã hội cấp cơ sở trong việc giám sát các chương trình REDD+ tại Nghệ An là động lực hỗ trợ về mặt kỹ thuật và nguồn lực cho các chương trình lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ông cũng vui mừng khi Nghệ An được chọn làm địa bàn để thực hiện dự án này và mong rằng các cơ quan liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi, để dự án thực hiện thành công và mang lại hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng.

Upload

Hình 3. Ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An phát biểu tham luận

            Ông Nguyễn Phú Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong 6 nước tham gia rất sớm chương trình REDD+ của Quốc tế, viết tắt là UN-REDD, được tài trợ 2 giai đoạn. Bắc Trung Bộ là nơi có diện tích rừng ổn định nhất, có khả năng chi trả dựa trên kết quả do có diện tích rừng tăng lên, trữ lượng rừng tăng lên trong thời gian qua. Một yêu cầu quan trọng của chương trình REDD+ là  xây dựng sự minh bạch trong chi trả dịch vụ rừng, có sự đóng góp của hệ thống các tổ chức xã hội dân sự (CSO). Bởi vì, những người dân ở địa phương mới nắm bắt được trạng thái rừng, diện tích rừng một cách tốt nhất để đo đếm, giám sát, quản lý diện tích rừng của họ. Ông mong rằng, dự án này sẽ thành công, xây dựng được năng lực cho người dân để tham gia vào giám sát hoạt động rừng.

Upload

Hình 4. Ông Nguyễn Phú Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt nam phát biểu tham luận

            Bà Nguyễn Tường Vân, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, Bắc Trung Bộ có vị trí rất quan trọng trong bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng với 17 khu bảo tồn, 19 khu vực quan trọng tầm quốc tế, chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân mất rừng được chỉ ra là chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo theo kế hoạc sang trồng cao su và sử dụng đất nông nghiệp khác, sang rừng trồng, xây dựng thủy điện và cơ sở hạ tầng, khai thác gỗ bất hợp pháp. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là giảm phát theo 4 hợp phần và 28 hoạt động chính sẽ thực hiện tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, trong đó, nâng cao năng lực quản trị rừng và thực thi pháp luật, chính là một phần của mục tiêu dự án này.

Upload

Hình 5. Bà Nguyễn Tường Vân, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu tham luận

            GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Rừng Bền vững và Chứng chỉ Rừng cho rằng, các tỉnh Bắc Trung Bộ đều tham gia chương trình REDD+, tức là Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030, trong đó khí cacbonic là một trong những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu. Dự án này sẽ giúp về mặt kỹ thuật, cho chúng ta biết rừng biến đổi diện tích như thế nào, góp phần vào chương trình giảm phát thải, hướng tới thị trường các-bon. Chính người dân là người sẽ hỗ trợ cho các lực lượng bảo vệ rừng để giám sát sự thay đổi rừng bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại.    

Upload

Hình 6. GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Rừng Bền vững và Chứng chỉ Rừng phát biểu tham luận

            Ông Ludovino Rui, Tham tán thứ nhất của Phái đoàn EU tại Việt Nam trong thông cáo báo chí cũng cho biết “Liên minh Châu Âu đã sẵn sàng hỗ trợ dự án khởi động ngày hôm nay để tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quản trị rừng. Dự án rất phù hợp và hỗ trợ kịp thời cho Hiệp định Đối tác Tự nguyện Việt Nam-EU về Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm nghiệp mới có hiệu lực hơn một năm nay. EU tin tưởng rằng, nhiều tổ chức xã hội tham gia vào dự án sẽ tạo động lực thúc đẩy công tác quản lý và bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm tới hiệu quả hơn”.

            Đến với Hội thảo, đại điện các tổ chức NGO và cán bộ 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương cũng đã có nhiều phát biểu, tham luận đóng góp cho hoạt động của dự án. Đại biểu Ngô Trí Dũng, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài Nguyên (Huế), rất quan tâm đến mạng lưới giám sát rừng độc lập (FCIM), tính bền vững của mạng lưới và liên kết giữ các mạng lưới hiện nay để hợp tác, thực hiện các chương trình dự án lâm nghiệp; tính khả thi của phần mềm Terra-I cũng như khả năng mở rộng ra các tỉnh khác trong khu vực Bắc Trung Bộ như ở Huế, cũng như đồng bộ hóa với dữ liệu của các phần mềm khác như FOMIS. Trong khi đó, đại biểu Phan Văn Hùng, Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung CRD (Huế), lại trăn trở với cơ chế hoạt động của mạng lưới giám sát FCIM, khi huy động các tổ chức đoàn thể xã hội, mặt trận tham gia công tác bảo vệ rừng, nhưng các tổ chức này giám sát rừng do mình quản lý hay giám sát rừng của các tổ chức khác (hộ nông dân giám sát rừng của lâm nghiệp); mạng lưới cần xây dựng một khung pháp lý, các tổ chức xem xét có áp dụng, không ký cam kết, mang tính chất ràng buộc ngay từ đầu. Mạng lưới cần phải mang tính bền vững, kế thừa để phát triển dự án khác. Về vai trò của các tổ chức CSO, bà Trần Thị Thanh, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nguồn lực Nông thôn (Hà Tĩnh), cho rằng, các tổ chức CSO ở khác tỉnh Nghệ An, có thể đóng góp gì cho các hoạt động của dự án. Ông Hoàng Huy Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên và Phát triển bền vững (Huế), rất quan tâm đến tính bền vững của dự án, mong muốn rằng hệ thống giám sát mà dự án này đang xây dựng được UBND các huyện ra một văn bản công nhận hệ thống có giá trị pháp lý và các đơn vị khác có thể học tập, áp dụng. CSO nòng cốt cấp tỉnh, cần được xây dựng và có năng lực để liên kết các tổ chức khác cùng xây dựng một hệ thống giám sát độc lập, gắn kết được với các chính quyền địa phương. Ông Nguyễn Thành Nhâm, Trung tâm Tư vấn phát triển Lâm nghiệp Nghệ An, cho rằng dự án là kênh để kết nối các CSO, nhưng cần phải có các tiêu chí cụ thể để xây dựng các CSO nòng cốt và nên tích hợp với các công nghệ khác. Anh Nguyễn Thành Chung, Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học, cho rằng, phần mềm Terra-I là phần mềm có khả năng tương thích cao, dễ sử dụng, mang tính cập nhập và cho độ chính xác cao về mất rừng. Ông Nguyễn Tất Hòa, Trưởng BQL Rừng phòng hộ, huyện Tương Dương cho rằng diện tích rừng Dương rất lớn, cần phải có sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị vào bảo vệ rừng cho nên dự án này rất cần thiết, đặc biệt nó tham gia vào quá trình chi trả dịch vụ rừng nhưng cần xử lý số liệu giám sát (khi mất rừng). Các tổ chức xã hội cần phải tự giác, tránh bao che trong công tác giám sát, bảo vệ rừng nên cần phải xây dựng quy chế, tổ chức hoạt động cụ thể, gắn trách nhiệm của tổ chức.

Upload

 

Hình 7. Đại biểu tham dự phát biểu tham luận

Upload

Hình 8. Đại diện Hội chủ rừng huyện Tương Dương phát biểu tham luận

            Kết thúc buổi Hội thảo, thay mặt cho Ban tổ chức, TS. Đào Công Khanh, Giám đốc dự án cảm ơn sự hiện diện và đóng góp ý kiến thảo luận của các Đại biểu từ các cơ quan, tổ chức Trung ương đến địa phương. Các ý kiến sẽ góp phần cho Ban quản lý dự án điều chỉnh các hoạt động phù hợp với điều kiện của địa phương và định hướng đạt được các kết quả mong muốn của dự án.    Dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam” CSO-LA/2019/411-843, do Ủy ban châu Âu – EU tài trợ sẽ được tiến hành trong 4 năm tại 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn trên 6 xã được lựa chọn, dự kiến đạt được các kết quả đầu ra mô tả trong văn kiện dự án.

Upload

 

Hình 9. TS. Đào Công Khanh, Giám đốc dự án, Chủ trì Hội thảo khởi động trả lời, giải đáp và làm rõ các vấn đề liên quan đến dự án.

Upload

Hình 10. Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm

Upload

Hình 11. Cán bộ Trung tâm Môi trường và Tài nguyên sinh học chụp ảnh lưu niệm

           Upload

Hình 12 . Đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm

 

Tin, bài: HĐQ, CEBR

 
Dự án EU khác:
DIỄN ĐÀN LÂM NGHIỆP GIÁM SÁT ĐỘC LẬP THAY ĐỔI RỪNG (FCIM) PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (28/4/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG LẦN THỨ 3 XÃ NA NGOI, LAN TỎA Ý THỨC BẢO VỆ RỪNG ĐẾN THẾ HỆ TRẺ, CHỦ NHÂN CỦA TƯƠNG LAI (31/3/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (18/2/2024)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ CHÍN) (28/1/2024)
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “CỘNG ĐỒNG GIÁM SÁT SỰ THAY ĐỔI RỪNG ỨNG DỤNG TERRA-I” TẠI XÃ TAM QUANG (14/1/2024)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ HỮU KIỆM (31/12/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ TÂY SƠN (26/11/2023)
CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG Ở XÃ NA NGOI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TERRA-I (28/10/2023)
CHUYÊN GIA GIÁM SÁT ĐỊNH HƯỚNG KẾT QUẢ (ROM) ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CSO-LA/2019/411-843 Ở HIỆN TRƯỜNG NGHỆ AN (30/09/2023)
LAN TỎA PHONG TRÀO BẢO VỆ RỪNG TỪ MỘT DỰ ÁN Ý NGHĨA (16/09/2023)
HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (31/08/2023)
TUYỂN 01 ĐIỀU PHỐI HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN VỀ GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH REDD+ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) VÀ CỘNG ĐỒNG (CBOs) (12/8/2023)
TRẢ NỢ RỪNG XANH (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ TẠI HUYỆN KỲ SƠN THẢO LUẬN SÔI NỔI, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC CÔNG NHẬN MẠNG LƯỚI FCIM (27/8/2023)
CUỘC HỌP HÀNG QUÝ VỀ GIÁM SÁT ĐỘC LẬP DIỄN BIẾN RỪNG CỦA MẠNG LƯỚI FCIM HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG (LẦN THỨ TÁM) (20/8/2023)

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC
Địa chỉ: 3/35 đường Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh
Văn phòng dự án EU: Phòng 202, Tòa nhà A4 Handico 30, Ngã tư Phạm Đình Toái – Đại lộ Lê Nin, TP Vinh
SĐT: 02383 598458 (0918618358/ 0917113270/ 0961094699)
Email: cebr.vn35@gmail.com - Website: http://cebr.org.vn

Tin tức
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC CÙNG C ...
  • NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ M ...
  • KIẾN NGHỊ CHO COP 26 VỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀ NÂNG CAO ...
  • XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐỘC LẬP GIÁM SÁT DIỄN BIẾN RỪNG ...
  • TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI ...
  • TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRIỂN ...
  • HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH T ...
  • Hội thảo tập huấn tại Nghệ An Khu vực Bắc Trung Bộ ...
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0918618358